Ăn côn trùng lạ, 3 người ngộ độc, một người không qua khỏi
Sau khi ăn côn trùng lạ, 3 người bị ngộ độc với các biểu hiện nôn ói, đau đầu, một người không qua khỏi.
Ông Võ Nguyên Nam, Chủ tịch UBND huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) cho biết thông tin trên chiều nay (19/4).
Ba người bị ngộ độc thực phẩm là anh Đinh Văn Gré (59 tuổi), anh Mai Văn Mói (39 tuổi) và chị Phạm Thị Dép (46 tuổi, cùng trú ở thôn Măng Đen, xã Ba Vì, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi). Cả ba đang chặt cây bạch đàn thuê cho ông Quang (làng Kliết, Đắk Sông, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).
Khoảng 17h30 ngày 18/4, anh Gré đi bắt nhiều con côn trùng màu đen, cánh cứng ở trong rừng keo sau đó mang vào chiên ăn cùng ông Mói và bà Dép. Khoảng 30 phút, họ xuất hiện triệu chứng nôn, đau bụng quanh rốn, tiêu chảy. Riêng anh Gré, xuất hiện triệu chứng nôn kèm theo máu tươi.
Ảnh minh hoạ. |
Đến khoảng 3h ngày 19/4, anh Gré không qua khỏi, hai người còn lại được đưa tới Trung tâm y tế huyện nhập viện điều trị lúc 5h50, hiện sức khỏe tạm ổn định.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tổ chức lấy mẫu thức ăn gửi giám định để xác định loại côn trùng và độc tố gây ngộ độc cho các nạn nhân.
Ông Võ Nguyên Nam cho biết, sau vụ việc xảy ra, chính quyền, nhà hảo tâm cũng đã hỗ trợ để đưa nạn nhân về quê. Ngành y tế đang tích cực để chữa trị cho nạn nhân đang điều trị.
Nghi vấn vụ ngộ độc trên là do ăn phải loại côn trùng ban miêu, mình đen đầu đỏ.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), sâu ban miêu có tên khoa học là Cantharis vesicatoria còn gọi là manh trùng, ban manh, ban mao. Đây là loại sâu có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài khoảng 15-20 mm, ngang 4-6 mm, đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt; hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen.
Ngộ độc sâu ban miêu tuy gặp không nhiều nhưng rất nặng nề, tỉ lệ tử vong rất cao và gây khó khăn cho hầu hết các bác sĩ cấp cứu ban đầu khi tiếp xúc với loại ngộ độc này. Bệnh nhân ngộ độc sâu ban miêu thường bị tổn thương đa cơ quan, tụt huyết áp, suy hô hấp. Xét nghiệm máu cho thấy trong máu bị nhiễm axit nặng, tổn thương cơ và suy thận, suy gan, tỉ lệ tử vong đến hơn 50%.
Bác sĩ Nguyên cho biết Trung tâm từng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vì đau bụng rát miệng họng, nôn ra máu, thiểu niệu suy thận do ăn bọ cánh màu vàng đen thường có ở cây ngô, cây đậu. Có trường hợp hai chị em ruột ở Thanh Hoá khi bắt được bọ cánh ở cây ngô đã rang lên ăn, chỉ sau ăn khoảng 20-30 phút xuất hiện đau rát cổ họng, đau bụng, nôn mửa, nôn ra dịch máu, đại tiện phân lỏng. Thậm chí, đã có trường hợp cả gia đình 4 người nhập viện vì ăn sâu ban miêu.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.