8X khởi nghiệp với nghề làm bánh, trở thành cô giáo dạy 20.000 học viên

Đang là một kế toán với công việc văn phòng ổn định nhưng chị Trần Thanh Thanh (34 tuổi, TP.HCM) lại quyết định bỏ nghề để khởi nghiệp trong một lĩnh vực mới là làm bánh.

PV Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng chị Thanh Thanh xung quanh hành trình khởi nghiệp thành công, trở thành người dạy làm bánh cho 20.000 học viên.

Điều gì khiến chị từ bỏ công việc kế toán với thu nhập ổn định để chuyển khởi nghiệp nghề làm bánh?

Trước khi làm bánh thì mình học kế toán. Sau đó làm nhân viên văn phòng một thời gian. Công việc cứ lặp lại và áp lực làm mình cảm thấy stress và mệt mỏi nhiều. Khi đó mình tìm đến làm bánh với suy nghĩ muốn giải toả cảm xúc và tìm lại sự yên ổn, thoải mái cho bản thân.

Gia đình mình thì không có ai làm bánh cả, nên khi biết mình học làm bánh thì ai cũng nghĩ là mình sẽ không làm được lâu đâu.

Bén duyên với nghề thì cũng tình cờ lắm, thấy mình làm bánh và đăng hình lên mạng xã hội thì một vài người bạn cũng cảm thấy thích thú và nhắn tin muốn được làm cùng. Ban đầu mình không phải dạy đâu, chỉ là bạn bè đến làm cùng nhau, mình chia sẻ lại những gì mình biết.

Sau đó nhìn thành phẩm đăng lên thì mọi người nhắn tin hỏi học nhiều. Rồi thành mình thành cô giáo lúc nào không hay.

Chị Thanh bên sản phẩm bánh ngọt cầu kỳ của mình.
Những chiếc bánh được chị Thanh làm với tất cả sự tận tâm.

Quá trình khởi nghiệp chị có gặp khó khăn, vất vả nào không?

Ban đầu đến với bánh mình hoàn toàn là một người mới, chưa có bất cứ kiến thức nào cả, nên cũng thực sự rất khó khăn. Thời gian đầu cũng loay hoay vất vả nhiều lắm, vì với bánh kem thì công thức chỉ là một phần, quan trọng là bắt bông, pha màu và rất nhiều thứ liên quan khác nữa.

Mình phải từ từ làm quen, cảm nhận, làm chủ màu sắc, luyện tập những bông hoa sao cho sinh động và giống thật nhất. Cũng có lúc mình muốn bỏ cuộc vì làm bánh cực lắm, đôi khi loay hoay tập cả ngày không ra được bông hoa ưng ý, hay pha màu bị sai.

Đến lúc hướng dẫn học viên thì có bạn học nhanh có bạn học chậm, vì học viên của mình rất đa dạng: nhân viên văn phòng, các chị em nội trợ, học sinh, sinh viên… mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau nên nhiều khi làm hài lòng tất cả là điều rất khó.

Những lúc như vậy mình lại nhận được sự động viên, giúp đỡ từ bạn trai nên cũng thấy vững tin và quyết tâm hơn với con đường đã chọn.

Chị Thanh cùng các học viên.

Làm bánh ắt hẳn chị cũng phải tìm đầu ra cho sản phẩm? Điều gì khiến chị có lượng khách hàng lớn và học viên theo học rất đông?

Thực ra mình dạy và bán online trước rồi mới mở cửa hàng nên lúc mở mình đã có sẵn một lượng khách nhất định rồi. Và vì mình luôn kỹ tính từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, quá trình làm bánh và sản phẩm chỉn chu nên phần lớn mọi người đều phản hồi tốt và giới thiệu bạn bè tới mua.

Để ra được một công thức chuẩn và làm ổn thì bất cứ người làm bánh nào cũng phải bỏ đi cả đống nguyên liệu để thử nghiệm. May mắn lắm thì mới có một lần được luôn.

Từ điều này, có thể thấy, bất cứ điều gì cũng phải trải qua rèn luyện mới có. Mình không dám nhận bản thân là cao thủ hay gì, nhưng để đi được đến ngày hôm nay mình đã pải cố gắng nỗ lực rất nhiều, luôn trau dồi và học hỏi cái mới, tham gia lớp học của các thầy cô giáo trong nước và cả nước ngoài, không ngừng cố gắng cập nhật mẫu bánh mới mỗi ngày.

Tính đến hiện tại thì mình đã hướng dẫn gần 20.000 học viên cả trực tiếp và online. Nhờ sự hướng dẫn của mình có rất nhiều bạn đã có thể dùng nghề này nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình.

Học viên thành công của mình cho tới thời điểm này nhiều lắm, nhưng nổi bật nhất là Tô Nhật Minh với tiệm bánh ngọt ở Cà Mau. Đây là cô bé học trò đầu tiên của lớp bánh kem ra nghề, cũng là người truyền cảm hứng để mình mở khoá học này.

Chị có lời khuyên gì cho những người định học nghề cũng như mở cửa hàng bánh?

Trong tương lai mình muốn lớp học của mình có thể tiếp cận tới nhiều người hơn nữa, để bất cứ ai, những bà nội trợ hay những bạn sinh viên, học sinh muốn có một nghề để kiếm thêm thu nhập đều có thể tự chủ được cuộc sống của mình.

Nghề làm bánh rất có tương lai nếu như bạn nghiêm túc và nỗ lực. Thực tế khéo tay không quyết định tất cả, nó chỉ giúp các bạn học nhanh hơn và lợi thế hơn, nhưng kiên trì, nỗ lực và chăm chỉ mới thực sự quyết định sự thành bại trong nghề này.

Nếu ai còn e ngại vì mình không đủ khéo tay để theo nghề này thì hãy tự tin và mạnh mẽ lên vì chỉ khi bạn quyết định dấn thân vào thì bạn mới rõ thế giới bánh ngọt thực sự rất ngọt ngào.

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Bạch Dương

Ảnh: NVCC

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !