7 quy tắc cải thiện trí nhớ và chống lại chứng sa sút trí tuệ
Một số yếu tố liên quan đến lối sống có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của các bệnh liên quan đến trí nhớ so với gen.
Tiến sĩ hóa sinh Mark Milstein, chuyên gia về sức khỏe não bộ và là tác giả của cuốn The Age-Proof Brain, đưa ra 7 quy tắc để giữ cho đầu óc minh mẫn và giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ.
Kiểm soát huyết áp và cholesterol
Tim đập khoảng 115.000 lần mỗi ngày. Huyết áp cao có thể làm suy yếu cơ tim và là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ. Lý tưởng nhất là duy trì huyết áp không cao hơn mức 120/80.
Cholesterol cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của não và hệ thần kinh. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên kiểm tra mức cholesterol của bạn cứ sau 4-6 năm.
Kiểm soát lượng đường trong máu của bạn
Đường trong máu là nguồn năng lượng chính cho não. Sự thiếu hụt chúng có thể dẫn đến suy nhược, nhưng nếu có quá nhiều có thể dẫn đến phá hủy các mạch máu và mô, đe dọa lão hóa sớm và các bệnh tim mạch.
Hãy nhớ rằng kẻ thù của sức khỏe không phải là đường mà là sự dư thừa của chúng.
Nếu bạn thấy các thành phần sau trong chế phẩm, thì đây là đường được thêm vào: đường dextrose; đường fructose; galactose; đường sữa; mạch nha; sucrose. Hãy thận trọng khi chọn các sản phẩm có chứa xi-rô. Chúng có nhiều đường fructose.
Giấc ngủ chất lượng
Một nghiên cứu trên tạp chí Sleep cho thấy, những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng bị suy giảm trí nhớ trong vòng 10 năm so với những người không mắc phải triệu chứng này. Hầu hết mọi người cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm.
Điều này có thể đạt được nếu: giữ một lịch trình ngủ và thức dậy đều đặn; không sử dụng thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ; làm điều gì đó thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như nghe nhạc hoặc thiền; đi bộ ngoài trời thường xuyên hơn.
Chọn thực phẩm bổ dưỡng
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích thêm các sản phẩm sau vào giỏ hàng tạp hóa của bạn: cá có dầu; trái bơ; quả hạch; quả việt quất; các loại rau họ cải như rau arugula, bông cải xanh.
Trước khi chọn thức ăn, hãy tự hỏi mình ba câu hỏi sau
Chúng thể bị hỏng hay không? Thông thường, thực phẩm dễ hỏng có lợi hơn cho não, trong khi các chất phụ gia và chất bảo quản ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột.
Tên của các thành phần trong thực phẩm có dễ hiểu không? Nếu danh sách các thành phần thực phẩm giống như một thí nghiệm hóa học, thì tốt hơn là bạn nên từ chối mua hàng. Ngoài ra, tránh các loại thực phẩm liệt kê đường là thành phần đầu tiên.
Chúng có màu sắc bắt mắt hay không? Các hoạt chất giúp trái cây và rau củ có màu sắc tươi sáng phần lớn giúp cải thiện sức khỏe não bộ.
Không hút thuốc và tránh khói thuốc thụ động
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 30% so với những người không hút thuốc. Chúng cũng gây nguy hiểm cho những người khác: Khói thuốc lá chứa 7.000 chất hóa học.
Ít nhất 70 trong số chúng có thể gây ung thư. Khói thứ cấp bậc ba (dư lượng gây lưu mùi trên quần áo hoặc trong phòng) cũng nguy hiểm. Nó có thể chứa các hóa chất gây độc cho não.
Kết nối với mọi người
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, những người trên 55 tuổi giao tiếp xã hội nhiều và tham dự các sự kiện công cộng có nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ thấp hơn.
Nếu cảm thấy cô đơn, bạn có thể tăng hàm lượng serotonin và endorphin bằng các cách đơn giản sau: chúc ai đó một ngày tốt lành hoặc viết một tin nhắn; đưa ra một lời khen ngợi; gọi cho ai đó mà bạn thường/đã lâu không liên lạc.
Không ngừng học hỏi những kỹ năng mới
Bạn không chỉ có thể duy trì một trí nhớ tốt với sự trợ giúp của các câu đố. Học hỏi và thu thập thông tin mới là một cách hiệu quả hơn nhiều để tạo ra các kết nối mới trong não bộ.
Bạn càng tạo ra nhiều kết nối, bạn càng có nhiều khả năng ghi nhớ và thậm chí cải thiện trí nhớ của mình. Khi học một điều gì đó mới, hãy tiếp cận quá trình như một môn thể thao.
Bạn có thể tập luyện các nhóm cơ khác nhau mỗi lần - điều này cũng đúng với não bộ. Hãy thử học một ngôn ngữ mới, đọc một cuốn sách và tham gia một môn thể thao khác.
Hạ Thảo