10 tổ chức quốc tế hỗ trợ người đi biển
Thông thường, khi có sự vụ xảy ra trên tàu, thuyền trưởng là người đứng ra giải quyết theo phương thức tôn trọng và thân thiện, có thể sẽ là một lời xin lỗi hoặc một cái bắt tay dàn xếp nghiêm túc. Tuy nhiên, có những sự vụ, tranh chấp liên quan đến tàu thương mại mà thuyền viên không có lựa chọn nào khác ngoài việc viện cầu đến các cơ quan chuyên trách giải quyết.
Ảnh minh họa. |
Những tranh chấp phát sinh trên tàu thường liên quan đến các vấn đề như thù lao, cơ sở vật chất trên tàu, hồi hương hoặc những vấn đề có thể khiến thuyền viên bất mãn. Thực tế, trong một môi trường áp lực công việc liên tục, một nơi mà thuyền viên lao động vất vả để có được tiền lương của mình vào cuối tháng, khi có các vấn đề bức xúc xảy ra, thuyền viên luôn mong muốn, các vấn đề phải được lắng nghe, xem xét, thảo luận và đánh giá đúng. Nếu vấn đề vượt quá khả năng giải quyết trong phạm vi con tàu thì nơi nào có thể trợ giúp thuyền viên khi họ cần sự giúp đỡ? Tổ chức nào sẵn sàng chìa tay giúp một thủy thủ khi gặp khó khăn.
Dưới đây xin liệt kê 10 tổ chức quan trọng mà người đi biển cần biết.
1. Liên đoàn Công nhân Vận tải Quốc tế (ITF)
Được thành lập vào năm 1896, ITF là một liên minh toàn cầu các tổ chức công đoàn khác nhau trong ngành vận chuyển thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau (hàng hải, hàng không v.v…). ITF cùng với Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) bảo vệ lợi ích cho công nhân của Liên đoàn. Trụ sở chính của Liên đoàn đặt tại Luân Đôn, có văn phòng đại diện tại các khu vực chiến lược trên toàn thế giới. Các chi nhánh của Liên đoàn có những liên kết với các tổ chức chính trị để đàm phán thương lượng bảo vệ các lợi ích khác nhau và quyền lợi của người lao động/người đi biển. Trợ giúp của ITF không phân biệt quốc tịch hoặc màu cờ trên tàu của thuyền viên. Địa chỉ liên lạc trụ sở chính của tổ chức này như sau:
49-60 Borough Road, London, SE1 1DR
Tel: +44 (0) 20 7403 2733
Fax: +44 (0) 20 7357 7871
Email: mail@itf.org.uk
2. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
ILO là một cơ quan đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Được thành lập vào năm 1919, ILO đặt ra các tiêu chuẩn lao động quốc tế và giải quyết các vấn đề khác liên quan đến lao động trên toàn thế giới. Các quy định của ILO liên quan đến điều kiện làm việc, tiền lương có hiệu lực để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn nơi làm việc của thuyền viên được duy trì và tôn trọng. ILO có vai trò quan trọng trong sự hình thành các công ước như Công ước Lao động Hàng hải (MLC) năm 2006, Công ước về Tuyển dụng và Vị trí của thuyền viên (năm 1996), Công ước về hồi hương của thuyền viên (năm 1987), Công ước về Tài liệu nhận dạng ( năm 2003) và nhiều công ước khác.
3. Giáo hội Thủy thủ (SCI)
Được thành lập vào năm 1834, là một tổ chức cung cấp nhiều loại dịch vụ cho những người đi biển. Được thành lập ở Bắc Mỹ, SCI cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá nhân về tinh thần, vật chất và các vấn đề khác có liên quan đến nghề nghiệp của các thuyền viên. Các dịch vụ mà SCI cung cấp thường là về giáo dục, chăm sóc mục vụ và trợ giúp pháp lý, trong đó, quan trọng nhất là các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí dành riêng cho người đi biển. SCI là một tổ chức đánh giá cao và công nhận tầm quan trọng to lớn của công việc mà các thủy thủ thực hiện cũng như thành quả to lớn mà họ mang lại cho các nền kinh tế phát triển.
4. Mạng lưới hỗ trợ và phúc lợi cho thuyền viên quốc tế (ISWAN)
ISWAN là một tổ chức từ thiện dành riêng cho người đi biển. ISWAN cung cấp dịch vụ miễn phí và bí mật trợ giúp cho thuyền viên trong các vấn đề cá nhân. Dịch vụ của họ thường được gọi là "Seafarer'Help" (Hỗ trợ người đi biển). Sự trợ giúp luôn đáp ứng 24/24 giờ trong suốt cả năm, bao gồm nhiều sự hỗ trợ khác nhau, từ vấn đề lương thấp hay các điều kiện làm việc tồi tệ hoặc chỉ là đáp ứng nhu nói chuyện của ai đó.
5. Đường dây trợ giúp thủy thủ
Được thành lập vào năm 2002, Đường dây trợ giúp Thủy thủ có cơ sở đặt tại Chennnai, Ấn Độ. Mục đích của nó là để phục vụ cho tình huynh đệ hàng hải của Ấn Độ với các dịch vụ xã hội khẩn cấp. Bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu và tất cả các cuộc gọi cũng như thư điện tử (email) liên lạc với các tổ chức này được lưu giữ hoàn toàn riêng tư. Đây là một chức phi chính phủ và bản chất của nó cũng là phi chính phủ, thu hút nhiều người tình nguyện tham gia, từ luật sư cho đến nhà thờ.
6. Sứ đồ của Biển (AoS)
AoS cung cấp sự giúp đỡ, hỗ trợ và tư vấn cho những người đi biển ở hầu hết tất cả các cảng biển chính của nước Anh và trên toàn thế giới, không phân biệt quốc tịch. Những người khách tình nguyện lên tàu làm việc kết hợp với các giáo sĩ địa phương để phục vụ thuyền viên nào có nhu cầu về mặt tâm linh. Được thành lập vào năm 1922 tại Glasgow, Anh, AoS cũng liên kết làm việc với ILO và ITF. Địa chỉ liên lạc của họ là:
39 Eccleston Square
London SW1V 1BX
Điện thoại + 020 7901 1931.
7. Hiệp hội Công giáo Hàng hải quốc tế (ICMA)
Được thành lập vào năm 1969, ICMA có 28 tổ chức phi chính phủ cùng làm việc để bàn về các vấn đề liên quan đến phúc lợi của thuyền viên. Các tổ chức phi chính phủ này đại diện cho các nhà thờ và các cộng đồng khác nhau. Với một hiệp hội rộng lớn như vậy, thuyền viên có người đại diện ở khắp nơi trên toàn thế giới. Địa chỉ liên lạc của họ là:
15 Lambs Passage
London EC1Y 8TQ
United Kingdom
Tel: +44 20 7256 9216
Fax: +44 20 7256 9217
secretariat@icma.as
Skype: icma.secretariat
8. Seafarers UK (Hội Người đi biển Anh)
Đây là một tổ chức từ thiện cung cấp kinh phí cho thuyền viên hoặc gia đình thuyền viên nào có nhu cầu. Họ làm việc riêng lẻ hoặc đưa ra tài trợ cho các tổ chức từ thiện phúc lợi khác có xu hướng phục vụ nhu cầu của người đi biển. "Seafarers UK" cũng đang tích cực tham gia vào việc gây quỹ và vận động mội người nâng cao nhận thức đối với ngành công nghiệp này.
9. Trung tâm thuyền viên
Các Trung tâm thuyền viên là tổ chức từ thiện phi lợi nhuận, xuất phát ban đầu là sự hợp tác của ba tổ chức quốc tế: Sứ mệnh công giáo, Sứ đồ biển khơi và Thủy thủ và Sứ mệnh của người đi biển. Họ cùng nhau làm việc để cung cấp phúc lợi, tiện nghi và chỗ ở cho thuyền viên đến thăm các cảng biển ở Anh.
10. Hỗ trợ thuyền viên
Tổ chức này phục vụ các thuyền viên thuộc Hải quân Hoàng gia Anh, Hàng hải Hoàng gia và ngư dân nước Anh đã nghỉ hưu hoặc đang làm việc. Sự hỗ trợ của tổ chức này bao gồm từ tư vấn và trợ giúp tài chính cho tới phát triển nghề nghiệp.
Ngoài 10 tổ chức trên, còn có một số tổ chức hàng hải khác chăm sóc phúc lợi cho người đi biển như: (1) Tổ chức "Sứ mệnh người đi biển New England" (NESM). Được thành lập vào năm 1880, NESM là một tổ chức thuộc nhà thờ chăm sóc các nhu cầu tâm linh của người đi biển khi quá cảnh qua khu vực của nước Anh mới (Mỹ). (2) Chương trình cứu trợ nhân đạo: (MPHRP). Đây là chương trình hỗ trợ người đi biển và gia đình của họ khi có thảm họa xảy ra như bị cướp biển tấn công, cướp có vũ trang hoặc bị bắt làm con tin. Chương trình này được hiệp hội các chủ tàu, nhà bảo hiểm, nhà quản lý và các tổ chức phúc lợi khác liên minh với nhau, làm việc để hỗ trợ nhân đạo.
Vẫn biết rằng những người đi biển là những cá nhân vô cùng kiên cường, vững chãi, luôn giữ những vấn đề riêng của mình trong tâm trí và trái tim mình, song cũng cần phải hiểu rằng khi yêu cầu sự trợ giúp không có nghĩa là cá nhân đó hèn kém. Làm việc trong môi trường đầy áp lực và đôi lúc không tránh khỏi những vấn đề bức xúc, các thuyền viên nên tìm kiếm sự trợ giúp. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với một trong các tổ chức nêu trên để được trợ giúp.