10 thời điểm mẹ không nên tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho bé trong một số trường hợp dưới đây có thể gây hại đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần lưu ý!

Bé mới ngủ dậy không tắm rửa

Một số người lớn thích tắm rửa sạch sẽ vào buổi sáng, vì vậy họ cũng làm điều này sau khi trẻ ngủ dậy.

Nhưng buổi sáng là thời điểm dễ bị hăm nhất trong ngày, việc tắm rửa sẽ lấy đi rất nhiều nhiệt năng trong cơ thể bé, khiến bé khó chịu cả ngày, điều này thực sự rất không tốt cho sức khỏe.

{keywords}

Sau khi tiêm phòng

Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng thường xuyên khi còn nhỏ, lúc này người lớn cần chú ý là sau khi tiêm phòng sẽ có một vết rạch siêu nhỏ, nếu vết rạch tiếp xúc với nước không sạch, nó có thể gây đỏ và sưng tại vết tiêm chủng.

Tuy nhiên, sau bất kỳ trường hợp tiêm phòng nào, bé có thể bị mẩn đỏ, sưng tấy và nổi mẩn đỏ tại vết tiêm. Nếu bạn tắm cho bé thời điểm này, trong trường hợp tiếp xúc với nước không sạch và nhiễm trùng chỗ tiêm phòng, một khi phản ứng đỏ và sưng tấy xảy ra, rất khó để phân biệt đâu là nguyên nhân.

{keywords}

Trong trường hợp bình thường, một số trẻ sẽ có các triệu chứng như quấy khóc, khó chịu, sốt từ 4 - 6 giờ sau khi tiêm phòng. Đôi khi việc tắm cho bé sẽ khiến bé bị căng thẳng, khó chịu hoặc sốt do nhiệt độ nước không thích hợp hoặc bé bị cảm lạnh. Điều này cũng có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng có hại của việc tiêm phòng.

Khi bé có tâm trạng không tốt

Trẻ em đôi khi có cảm xúc không muốn tắm, nhưng mẹ không coi trọng điều đó và bắt trẻ tắm bằng được. Thực tế điều này rất không tốt, nếu bé chống cự, sợ hãi và phản kháng thì sẽ dễ bị thương.

Bạn nên xoa dịu bé trước và đợi cho đến khi bé bình tĩnh lại và có thể chấp nhận việc tắm trước khi tiếp tục.

{keywords}

Khi nôn trớ nhiều

Nếu trẻ bị nôn trớ thường xuyên khi bú mẹ thì không nên cho trẻ tắm trong thời gian này để không làm trầm trọng thêm tình trạng nôn trớ khi di chuyển bé. Mẹ đừng quan tâm đến mùi bẩn tạm thời, hãy nhớ đợi bé bình tĩnh hoàn toàn rồi mới tắm.

Khi da bị tổn thương

Khi trẻ sơ sinh đang bị tổn thương da như chốc lở, nhọt, bỏng, chấn thương… cũng không nên tắm, vì tại chỗ vết thương sẽ bị tổn thương da cục bộ, tắm rửa sẽ làm vết thương lan rộng hoặc nhiễm khuẩn.

Và nếu bạn tắm khi da trẻ đang bị tổn thương, trong trường hợp nước không sạch sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng da trẻ bị tổn thương, hoặc gây ra hàng loạt biến chứng không đáng có.

Khi trẻ không khỏe, bị cảm nặng, sốt

Không nên tắm cho trẻ sơ sinh khi trẻ không khỏe do nhiều bệnh khác nhau như tiêu chảy, viêm phổi, sốt cao... Tắm là việc làm mệt mỏi cơ thể, bé không còn sức lực khi bị ốm, nước ấm khi tắm sẽ làm giãn mao mạch khắp cơ thể, dễ khiến bé bị thiếu oxy và suy sụp, vì vậy mẹ cần lưu ý để tránh.

{keywords}

Khi bé vừa ăn xong

Việc tắm ngay sau khi cho con bú sẽ khiến lượng máu đến các mạch máu biểu bì bị kích thích bởi nước nóng nhiều hơn, đồng thời lượng máu cung cấp cho khoang bụng tương đối giảm sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Thứ hai, do dạ dày của trẻ trong tình trạng căng phồng sau khi bú, việc tắm ngay cũng dễ khiến trẻ bị nôn trớ. Vì vậy thường nên tắm sau khi bú 1-2 giờ.

Không nên tắm ngay sau khi tập thể dục mồ hôi ra nhiều

Bé có quá trình trao đổi chất nhanh và dễ đổ mồ hôi sau khi vận động, khi ra nhiều mồ hôi - thực chất là quá trình cơ thể thoát nhiệt ra ngoài, lúc này các tuyến mồ hôi và mao mạch của bé đã mở.

Khi tắm cho bé lúc này, nếu dùng nước lạnh dễ gây co thắt mao mạch dẫn tới cảm lạnh, nếu tắm nước nóng sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu đến da và các cơ, lượng máu cung cấp cho não và tim không đủ, gây chóng mặt, cảm giác không khỏe.

Tốt nhất nên lau mồ hôi trước hoặc thay quần áo ướt, đợi đến khi mồ hôi cơ thể khô, thân nhiệt và nhịp tim trở lại bình thường thì mới tắm rửa (người lớn cũng nên chú ý điều này).

Chất lượng nước không tốt

{keywords}

Nếu nguồn nước chứa cặn bẩn, rỉ sét, clo dư, vi khuẩn, kim loại nặng và các chất khác sẽ gây tổn thương lớn cho làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi nhiệt độ nước tắm tăng lên, các mao mạch giãn nở, các chất độc hại còn sót lại trong nước nóng sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ. Hơn nữa, trẻ sơ sinh khi tắm thường uống nhầm nước tắm, nước chứa rất nhiều vi khuẩn và tạp chất xâm nhập vào miệng trẻ và các cơ quan nội tạng của trẻ, hậu quả là không thể tưởng tượng được.

Trẻ sơ sinh nhẹ cân

Trẻ nhẹ cân thường là trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2500 gam, đa số là trẻ sinh non, do còn non nớt, khả năng sống thấp, lớp mỡ dưới da mỏng và khả năng điều hòa thân nhiệt kém nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi ở nhiệt độ môi trường, nhiệt độ cơ thể dao động. Vì vậy, cần phải cẩn thận quyết định xem có nên tắm cho trẻ đặc biệt không.

Hạ Thảo

Chế độ dinh dưỡng lý tưởng để trẻ dưới 1 tuổi phát triển vượt trội về thể chất và trí não

Chế độ dinh dưỡng lý tưởng để trẻ dưới 1 tuổi phát triển vượt trội về thể chất và trí não

Dưới 1 tuổi là một trong những giai đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng dưới đây để nuôi dưỡng con bạn phát triển vượt trội về mọi mặt.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Bà mẹ bỏ phố về rừng, cho con đi nghìn km để học ở khắp mọi nơi

Từng đưa con đi khắp các tỉnh Tây Nguyên trong 6 tháng, cuối cùng, chị Thi quyết định rời khỏi TP.HCM, tìm về với thiên nhiên như một cách chữa lành những tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !