Cách nuôi dạy con trai: 3 điều cấm và 3 điều mở để cậu bé trưởng thành tuyệt vời nhất
Cha mẹ nào cũng biết cách nuôi dạy con trai và con gái có khác biệt. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ quá kỳ vọng vào con trai nên có phương pháp nuôi dạy sai lầm.
Đối với nhiều bậc cha mẹ, con trai phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong tương lai, và chúng cần phải có lòng dũng cảm và sự kiên trì để có thể chống chọi tốt hơn với những thử thách do cuộc sống đưa tới. Thế nhưng chính vì triết lý giáo dục này mà nhiều cha mẹ đã “quá đà” trong cách nuôi dạy con trai.
Ông Lý (Trung Quốc) gần đây lo lắng về mối quan hệ của mình với con trai. Nguyên nhân sự việc xảy ra cách đây vài ngày khi gia đình ông Lý đi du lịch, lúc họ đi qua cây cầu dài bằng kính trong suốt, người con trai luôn dừng lại và không dám vượt qua cây cầu.
Thấy con trai như vậy, ông Lý nhất quyết phải đưa con trai qua cầu kính. Người bố tin rằng, trải nghiệm này sẽ giúp rèn luyện tính cách dũng cảm và kiên trì của con trai mình.
Sau khi qua cầu kính, người con trai chân vẫn còn run, ánh mắt lộ rõ vẻ sợ hãi, chẳng có chút vui mừng nào sau khi đi qua cầu kính.
Và sau chuyến đi, con trai của ông Lý trở nên sợ hãi khi nói chuyện với ông và tránh mặt ông trong mọi việc.
Trong quá trình nuôi dạy con trai, cha mẹ không được “quá đà” về những mặt dưới đây:
Đừng ép con trai lớn lên
Một phụ huynh đã đăng một đoạn video lên mạng, trong đó cô kể về quá trình hòa hợp với con trai mình, điều này đã gây được tiếng vang lớn đối với nhiều bậc cha mẹ.
Vị phụ huynh này cho biết, khi con trai anh lớn lên, con dường như ngày càng trở nên xa cách và miễn cưỡng nói với mẹ về bất cứ điều gì.
Lý do của tình trạng này xuất phát từ cách cha mẹ giáo dục trẻ. Vị phụ huynh này tin rằng là con trai phải nam tính và dũng cảm. Vì vậy, vị phụ huynh có những yêu cầu khắt khe đối với con trai mình trong cuộc sống. Lớn lên trong môi trường như vậy, các con có biểu hiện trưởng thành sớm và sống buông thả về mặt tình cảm.
Trong quá trình nuôi dạy con trai, nhiều bậc cha mẹ đặt ra yêu cầu rất cao đối với con. Bởi vì cha mẹ luôn nghĩ rằng là con trai phải dũng cảm, mạnh mẽ, không nên trẻ con, rụt rè, nhát gan và trưởng thành càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, nếu bắt trẻ phải trưởng thành quá sớm sẽ làm mất đi bản chất của trẻ và không có lợi cho sự phát triển bình thường về tâm lý của trẻ.
Đừng tước đoạt không gian cá nhân của các chàng trai
Mong muốn của nhiều bậc cha mẹ đối với con trai là hy vọng con mình sẽ “hóa rồng” nên thường có những yêu cầu cao hơn.
Chẳng hạn như nhiều bậc phụ huynh yêu cầu đứa con 3 tuổi phải nắm vững hàng nghìn từ vựng tiếng Anh, đồng thời phải học tốt tất cả các môn học khác. Dường như đây không phải là cách nuôi dưỡng một đứa trẻ mà là điều hành một cái máy.
Trong khi đó, các bé trai thường ham chơi khi còn nhỏ, trong giai đoạn này các bé luôn tò mò về thế giới và muốn khám phá nhiều thứ.
Lúc này, nếu cha mẹ ép cậu bé tham gia các lớp học theo yêu cầu của cha mẹ sẽ khiến cậu bé mất đi tính tò mò về việc học và ngày càng kém hứng thú với việc học.
Về vấn đề này, cha mẹ phải học cách tạo cho con trai một khoảng không gian riêng nhất định, để cậu bé có thời gian tự mình trải nghiệm thế giới, để có thể trưởng thành tốt hơn.
Đừng tạo áp lực quá lớn cho con trai
Cha mẹ gây áp lực quá lớn cho con có thể đẩy con đến những hành động tiêu cực như “tự giải thoát cho bản thân”.
Có nhiều cha mẹ đặt tất cả hy vọng vào con trai, thường xuyên dặn dò cậu phải chăm chỉ học tập để sau này có thể thay đổi hiện trạng của cả gia đình. Cậu bé đã gánh vác sự kỳ vọng cao của cha mẹ từ khi còn nhỏ, học hành chăm chỉ và luôn đạt điểm xuất sắc, nhưng có một lúc nào đó bỗng dưng cậu đạt thành tích thấp không ngờ tới.
Đối diện với điều này, nhiều cha mẹ sẽ thấy không thể chấp nhận được, trách mắng do cậu bé lơ là, không tập trung, không cố gắng. Từ thái độ của bố mẹ, người con có thể cảm thấy mình vô dụng, hoặc cảm thấy ức chế. Nhiều trường hợp dẫn đến những ý nghĩ và hành động tiêu cực.
Theo quan niệm truyền thống của nhiều bậc cha mẹ, con trai cần kế thừa dòng dõi, con trai gánh vác trách nhiệm nối dõi tông đường. Vì vậy, trong quá trình con trai lớn lên, cha mẹ càng có những yêu cầu cao hơn đối với chúng và tạo áp lực quá lớn cho con cái.
Mặc dù áp lực phù hợp có thể giúp trẻ trưởng thành tốt hơn nhưng nếu tạo áp lực quá lớn sẽ khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt. Điều này có thể làm cho trẻ phát triển theo chiều hướng tiêu cực.
Trong quá trình dạy dỗ con trai, cha mẹ nên làm những điều này:
Khuyến khích con trai cố gắng
Khi con trai còn nhỏ là giai đoạn quan trọng để hình thành nhân cách, cha mẹ nên cố gắng hết sức để tránh đánh mắng trẻ, tránh gây mặc cảm cho trẻ.
Ở giai đoạn này, cha mẹ nên khuyến khích trẻ thử những điều mới, để trẻ dần hình thành sự tự tin trong quá trình này. Điều này sẽ giúp trẻ trưởng thành tốt hơn trong tương lai.
Hãy cẩn thận để bảo vệ lòng tự trọng của con trai
Trong quá trình nuôi dạy con trai, nhiều bậc cha mẹ sẽ nhận thấy rằng con mình sẽ tức giận vì những điều không đáng có với cha mẹ, và lý do tại sao điều này xảy ra là vì lòng tự trọng của cậu bé - một trong những điều quan trọng nhất đối với bé trai.
Vì vậy, cha mẹ cần chú ý duy trì lòng tự trọng của trẻ trong quá trình trẻ lớn lên và đáp ứng một cách thích hợp một số yêu cầu của trẻ để trẻ trưởng thành tốt hơn.
Dành nhiều thời gian hơn cho con
Nguyên nhân khiến nhiều bé trai phát sinh tính cách cáu kỉnh là do thiếu vắng sự đồng hành của cha mẹ. Thực tế thì các bé trai cũng rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, chúng không mạnh mẽ và dũng cảm như cha mẹ tưởng tượng.
Vì vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho con cái trong cuộc sống, điều này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa hai bên mà còn cho phép cha mẹ hiểu sâu hơn về con trai.
Như vậy, trong quá trình nuôi dạy bé trai, cha mẹ nhất định phải có chừng mực nhất định để bé lớn lên tốt hơn, đừng tạo áp lực quá lớn, cũng đừng nuông chiều bé quá mức.
Hạ Thảo
Cách dạy con 0-3 tuổi để có trí não phát triển vượt trội
Sau khi trẻ chào đời, 0-3 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não, sự giáo dục chất lượng cao của cha mẹ là một trong những chìa khóa để trẻ thông minh vượt trội.