Xuất nhập khẩu Việt Nam tự tin hướng tới mốc kỷ lục 700 tỷ USD cả năm 2022

Để có được kết quả tốt trong phục hồi kinh tế và xuất khẩu, có 2 nguyên nhân cơ bản là Việt Nam sớm kiểm soát được đại dịch COVID-19 và xác định đúng thời điểm để mở cửa nền kinh tế nên tranh thủ được thị trường thế giới khan hiếm hàng hóa

10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa đã chính thức vượt 600 tỷ USD, ước đạt 616,24 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng XNK như hiện nay, việc tổng kim ngạch XNK đạt mức 700 tỷ USD vào cuối năm 2022 là hoàn toàn khả thi.

Xuất siêu - điểm sáng của nền kinh tế

Liên tục trong những tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt hoặc thặng dư rất thấp. Tuy nhiên, kể từ tháng 7/2022 trở lại đây, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư ngày càng tăng. Nếu như 6 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 742 triệu USD thì sau 7 tháng, mức xuất siêu là 1,1 tỷ USD, 8 tháng xuất siêu 3,9 tỷ USD, 9 tháng xuất siêu 7,1 tỷ USD vào sau 10 tháng thì xuất siêu đạt 9,4 tỷ USD. 

Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch XNK hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó XK đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9%; nhập khẩu ước đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2%. Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì xuất siêu góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Trong 10 tháng năm 2022, các sản phẩm điện tử, nhất là điện thoại di động, góp phần lớn nhất vào tổng giá trị kim ngạch XK của Việt Nam. 10 tháng năm 2022, nhóm hàng sản phẩm điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 50,1 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt 46,6 tỷ USD, tăng 14%. Việt Nam đang mở rộng chuỗi cung ứng, tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị, thay vì chỉ lắp ráp điện thoại di động như trước đây.

Ngành dệt may, giày dép, vốn cần nhiều lao động, cũng đang có xu hướng khởi sắc. Trong những tháng đã qua của năm 2022, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp may mặc, giày dép Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tổng giá trị kim ngạch XK dệt, may trong 10 tháng ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 21,9%. Nhóm hàng giày dép ước đạt 20 tỷ USD, tăng mạnh 40,9%. 

Ngoài ra, Việt Nam hiện đang là một trong những nước XK sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam cũng đã nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng trong năm 2022. Tính đến hết tháng 10/2022, tổng giá trị kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ ước đạt 13,5 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

Để có được kết quả tốt trong phục hồi kinh tế và XK, Tổng cục Thống kê cho rằng, có 2 nguyên nhân cơ bản đó là việc Việt Nam đã sớm kiểm soát được đại dịch COVID-19 và xác định đúng thời điểm để mở cửa nền kinh tế nên tranh thủ được thị trường thế giới khan hiếm về hàng hóa và tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh XK.

Về tình hình XK dệt may những tháng cuối năm, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu quý IV và cả năm 2022, ưu tiên lúc này là đảm bảo đa dạng các mặt hàng XK. Tuy nhiên, theo ông Cẩm, mục tiêu xuất khẩu 43 - 44 tỷ USD trong cả năm 2022 của ngành dệt may vẫn khả thi cán đích.

Thúc đẩy giao thương, tận dụng cơ hội từ các FTA để xuất khẩu

Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê nhận định, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn và giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu của thế giới, quy mô nền kinh tế khiêm tốn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Do vậy, trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nguy cơ lạm phát, tỷ giá đồng USD tăng cao, đồng thời lạm phát và suy thoái kinh tế đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ gây ra nhiều tác động làm nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm, gây bất lợi đến hoạt động XK hàng hóa của Việt Nam.

Tính đến hết tháng 10/2022, tổng kim ngạch XNK hàng hóa đã đạt 616,24 tỷ USD. Như vậy chỉ còn hơn 50 tỷ USD nữa là bằng số của cả năm 2021, đồng thời xuất siêu ghi nhận 9,4 tỷ USD, với 32 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, tăng trưởng tập trung ở mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các FTA. Một số mặt hàng tranh thủ được giá cao để đẩy mạnh XK phải kể đến như: hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phân bón, thép… Các doanh nghiệp đang khai thác rất hiệu quả lợi thế từ các FTA để đẩy mạnh XK, thị trường truyền thống được khai thác triệt để và mở thêm các thị trường mới.

Ông Nguyễn Việt Phong cho rằng, XK tăng trưởng cao, xuất siêu ấn tượng nhưng chưa thật sự bền vững do còn thiếu sự cân đối về cơ cấu thị trường, cơ cấu hàng hoá XK và cơ cấu chủ thể xuất khẩu. Cụ thể, XK vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI (chiếm 74,3%), tốc độ đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm còn chậm nên chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường và các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết. Ví dụ như mặt hàng rau quả, 10 tháng năm 2022, XK rau quả của Việt Nam chỉ đạt 2,8 tỷ USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ. Dù XK rau quả sang nhiều thị trường như: Mỹ, Nhật Bản, EU… tăng mạnh, nhưng do thị trường Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu đã kéo kim ngạch XK toàn ngành rau quả đi xuống. “Từ nay đến cuối năm 2022, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh XK, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, bảo đảm cán cân thương mại hài hòa, bền vững; thúc đẩy XK chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu. Với tốc độ tăng trưởng XNK như hiện nay, việc tổng kim ngạch XNK đạt mức 700 tỷ USD vào cuối năm 2022 là hoàn toàn khả thi. Đây sẽ là một kỷ lục mới, một dấu mốc mới trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam,” Tổng cục Thống kê dự báo.

Để hỗ trợ doanh nghiệp XK, Bộ Công Thương cho biết, Bộ đang triển khai mạnh mẽ các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu thông qua các kênh hệ thống Thương vụ, thương mại điện tử xuyên quốc gia, hỗ trợ thông tin thị trường tháo gỡ các rào cản để đa dạng hóa thị trường thúc đẩy XK. Bộ Công Thương cũng tiếp tục theo dõi sát tình hình XNK, trao đổi mua bán hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới, thúc đẩy thương mại chính ngạch; tăng cường công tác thông tin, định hướng doanh nghiệp chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động XK sang thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch bền vững.

Khuyến khích doanh nghiệp chủ động xây dựng kênh phân phối tại thị trường Trung Quốc

Đại diện chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) cho biết, để đẩy mạnh XK vào thị trường Trung Quốc, trong bối cảnh nguồn ngân sách dành cho công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, cần xây dựng phương án có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào 1 vài ngành hàng hoặc 1 vài nhóm mặt hàng có thế mạnh XK nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa sang các nhóm hàng khác cùng loại. Ví dụ, cân nhắc tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng hình ảnh đối với trái sầu riêng và măng cụt Việt Nam (là 2 sản phẩm Trung Quốc không sản xuất được) thông qua tổ chức tuần hàng nông sản tại các khu vực tập trung đông người (như phố đi bộ), biên tập cẩm nang giới thiệu về lịch sử, văn hóa, ẩm thực... về sầu riêng, măng cụt... nhằm tạo thương hiệu hàng Việt, từ đó góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa cho các mặt hàng trái cây khác của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc; Xem xét có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, XK trái cây Việt Nam chủ động xây dựng kênh phân phối tại thị trường Trung Quốc. Đồng thời, các địa phương Việt Nam nên tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ hàng nông sản đặc thù địa phương tại các khu vực thị trường nằm sâu trong nội địa Trung Quốc nhằm thúc đẩy chuyển dịch xuất khẩu theo hình thức thương mại chính quy. Ngoài ra, các địa phương có thể xem xét việc xây dựng các video ngắn quảng bá về thương hiệu, hình ảnh sản phẩm Việt bằng tiếng Trung trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Tiktok, wechat, weibo... để tăng cường quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh XK.

Hiệp Lưu

ảnh: Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !