Xuất khẩu thuỷ sản nửa đầu năm 2021 vượt 4,1 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên 4,1 tỷ USD nhờ sự hồi phục nhu cầu tại 2 thị trường lớn Mỹ và EU.

Với đà tăng trưởng hiện nay, VASEP dự báo xuất khẩu thuỷ sản năm 2021 có thể cán đích 9 tỷ USD. Trong tháng 6/2021, xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD.

Trong đó, nổi bật là kim ngạch xuất khẩu tôm đạt khoảng 402 triệu USD, tăng 15%, đưa tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm lên 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức đều đang gia tăng nhập khẩu tôm, do vậy xuất khẩu sang những nước này tăng trưởng tốt.  

Ngoài tôm, cá tra cũng là một mặt hàng tăng trưởng tích cực, sau khi tăng mạnh 39% trong tháng 5, tiếp tục tăng 35% trong tháng 6 đạt trên 150 triệu USD. Kết quả xuất khẩu nửa đầu năm 2021 đạt 788 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trừ việc thị trường Trung Quốc kiểm soát chặt hàng nhập khẩu liên quan đến kiểm tra Covid-19 làm ảnh hưởng đến doanh số xuất khẩu, những kết quả xuất khẩu rất khả quan sang các thị trường trọng điểm và các thị trường khác trong nửa đầu năm nay, cho thấy đích xuất khẩu 8,8-9 tỷUSD vào cuối năm 2021 là con số khả thi với thuỷ sản Việt Nam.

{keywords}
 

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho hay: Diễn biến xuất khẩu các mặt hàng của ngành thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 là rất tích cực. Hiện thị phần xuất khẩu tôm Việt Nam đang đứng đầu thế giới. Hầu hết các mặt hàng tăng trưởng khá.

Với tình hình xuất khẩu chung 6 tháng đầu năm, theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 10 năm, với mức tăng 28,4% trong 6 tháng đầu năm 2021, phần lớn do mức tăng yếu của năm 2020 (6 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng 0,17%) và xu hướng tăng giá hàng hóa trên thế giới.

Một số mặt hàng có mức tăng vượt trội như: Sắt thép tăng 119%; Máy ảnh, máy quay phim  tăng 71%; Máy móc thiết bị  tăng 63%; Xơ sợi dệt tăng 62%; Gỗ tăng 61%; Phương tiện vận tải tăng 43%; Sản phẩm từ chất dẻo tăng 40%. Trong khi có một số mặt hàng cũng phục hồi rất tích cực từ mức giảm của năm ngoái như: Hàng rau quả tăng 18%; Hàng dệt may tăng 15%; Điện thoại tăng 14%; Hàng thủy sản tăng 13%.

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳnăm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4%; nhập khẩu đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1%. Cán cân thương mại 6 tháng đầu năm 2021 ước tính nhập siêu 1,47 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58%).

Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 25,1 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng xếp thứ 2 với 17 tỷ USD, tăng 63,4%. Dệt may đứng thứ 3 với 15,2 tỷ USD, tăng 14,9%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 44,9 tỷ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc, EU và ASEAN.

Kim ngạch nhập khẩu nửa đầu năm 2021 ước đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 87,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,4 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.

Trong thời gian gần đây, đồng nhân dân tệ tăng khá mạnh so với đồng đô la Mỹ, khiến kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này cũng chịu áp lực gia tăng. Ngoài ra, việc giá hàng hóa thế giới tăng mạnh trong suốt thời gian qua, trong khi nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng là nguyên nhân khiến cho giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh.

Hiền Anh

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !