Vụ "tuồn" 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài: Những chủ tiệm vàng nào liên quan?

Trong vụ "tuồn" 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài có 10 cá nhân là chủ các doanh nghiệp, cửa hàng vàng bạc tại Hà Nội và TP.HCM đã giao tiền cho Nguyễn Thị Nguyệt để chuyển trái phép qua biên giới…

 

hhhh

10 cá nhân là chủ các doanh nghiệp, cửa hàng vàng bạc tại Hà Nội và TP.HCM đã giao tiền cho Nguyễn Thị Nguyệt để chuyển trái phép qua biên giới. Ảnh: CACC

Trong cáo trạng vụ vận chuyển trái phép hơn30.000 tỷ đồngra nước ngoài vừa được TAND Hà Nội tiếp nhận, VKSND Hà Nội truy tố vợ chồng Nguyễn Thị Nguyệt, Phạm Anh Tuấn (cùng ở quận Tây Hồ) và 11 bị can khác về tội Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Theo hồ sơ, năm 2016, thấy nhiều người có nhu cầu thuê chuyển tiền trái phép ra nước ngoài nên Nguyễn Thị Nguyệt mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của Phạm Hữu Thuật (41 tuổi, quê Quảng Ninh).

Sau đó, các bị can hợp thức hồ sơ dưới dạng xuất nhập khẩu hàng hóa để chuyển tiền thông qua 3 doanh nghiệp và 8 công ty "ma" do vợ chồng Nguyệt lập ra, cấu kết với một số nhân viên ngân hàng chi nhánh Móng Cái (Quảng Ninh) để thực hiện các phi vụ chuyển tiền.

Để có hàng hóa, 2 bị can góp tiền mua linh kiện điện tử (IC) điều khiển từ Trung Quốc của một người tên A Vỹ rồi làm thủ tục tạm nhập qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) để tái xuất sang Trung Quốc.

Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng còn làm rõ 10 cá nhân là chủ các doanh nghiệp, cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM đã giao tiền cho Nguyễn Thị Nguyệt để chuyển trái phép qua biên giới.

Những cá nhân đưa tiền cho nhóm của Nguyệt gồm chủ doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Thăng Long, chủ Công ty TNHH vàng bạc Lộc Phát, giám đốc Công ty TNHH kinh doanh vàng bạc Minh Châu, chủ Công ty TNHH phát triển thương mại Tần Vĩnh Phát, chủ Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phủ Văn Hưng (cùng ở Hoàn Kiếm, Hà Nội); chủ doanh nghiệp tư nhân kim hoàn Hùng Vỹ, giám đốc Công ty TNHH thương mại sản xuất Khang Thạnh và giám đốc Công ty TNHH Thao Kim Thanh (cùng ở TP.HCM).

hihi

Tang vật một vụ vận chuyển ngoại tệ trái phép qua biên giới. Ảnh: CACC

Cáo trạng thể hiện từ năm 2016 đến năm 2020, sau khi hợp thức được các hồ sơ tạm nhập tái xuất, vợ chồng bị can Nguyệt cùng các đồng phạm đã nhiều lần vận chuyển trái phép tổng số tiền hơn 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài. Qua đó, Nguyệt thu lời bất chính gần 30,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tài liệu thu thập được chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với những cá nhân đã giao tiền cho các bị can. Do đó, Công an Hà Nội đã tách tài liệu vụ án liên quan 10 người giao tiền và những cá nhân có tiền chuyển ra nước ngoài để tiếp tục điều tra.

Ngoài ra, nhà chức trách xác định A Dương (ở Trung Quốc) và một số người rút tiền từ tài khoản 8 công ty do Nguyệt thành lập cũng liên quan vụ án nên tách hồ sơ để tiếp tục làm rõ.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng khám xét đối với Nguyễn Thị Nguyệt và thu giữ 5 sổ tiết kiệm tại Agribank, 2 sổ đỏ bất động sản ở Hà Nội, 4.000 USD và nhiều tài liệu khác. Bên cạnh đó, gia đình bị can Nguyệt cũng nộp 1,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Truy tố 13 bị can vụ chuyển 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài

Truy tố 13 bị can vụ chuyển 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 13 bị can về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”. Các bị can này bị cáo buộc đã chuyển 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài.

Theo DDDN

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.

Sun Urban City - dự án được kỳ vọng tạo động lực phát triển cho Hà Nam

Những dự án như Đô thị thời đại - Sun Urban City do Tập đoàn Sun Group đầu tư được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

Những thành tích vượt trội về nhân sự của FWD Việt Nam trong năm 2024

Hành trình xây dựng và duy trì môi trường làm việc lý tưởng của Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam được ghi nhận với 4 giải thưởng nhân sự khu vực châu Á do Tạp chí HR Asia trao tặng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.