Vụ chuyển trái phép 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài, có phải án rửa tiền?

Dư luận băn khoăn vụ chuyển trái phép 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài có dấu hiệu hành vi rửa tiền hay không, theo luật sư, nếu số tiền này do phạm tội mà có thì mới có thể truy tố tội danh Rửa tiền.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn thành cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985, ở quận Tây Hồ) cùng 12 bị can khác về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”.

Cơ quan truy tố xác định có 10 cá nhân là chủ doanh nghiệp, cửa hàng vàng bạc tại Hà Nội và TP.HCM đã giao tiền cho bị can Nguyễn Thị Nguyệt chuyển trái phép qua biên giới, cơ quan điều tra đã tách tài liệu để tiếp tục làm rõ hành vi các cá nhân này.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Trao đổi với PV Infonet, luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng VPLS Tinh Thông Luật cho biết: “Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Căn cứ quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), các hành vi được quy định là rửa tiền bao gồm:  Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có.

Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.

Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.

Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có”.

{keywords}
Luật sư Diệp Năng Bình trao đổi với PV Infonet về vụ án.

“Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có. Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Trong đó, tiền sử dụng trong hoạt động rửa tiền bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ; có thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản. Tài sản trong hoạt động rửa tiền bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó”, luật sư Diệp Năng Bình phân tích.

Từ những phân tích nêu trên, luật sư Diệp Năng Bình nhận định: “Như vậy, đối với vụ án này để xem xét có hay không có hành vi rửa tiền thì cơ quan chức năng phải chứng minh được số tiền này do phạm tội mà có. Theo quan điểm của tôi, hành vi chuyển tiền của các đối tượng phạm tội rất tinh vi, nên cơ quan điều tra cần làm rõ các hành vi liên quan”.

{keywords}
Tang vật một vụ vận chuyển ngoại tệ trái phép qua biên giới.

Theo truy tố, năm 2016, thấy nhiều người có nhu cầu thuê chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, Nguyệt mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của bị can Phạm Hữu Thuật (41 tuổi, quê Quảng Ninh). Sau đó, Nguyệt cùng đồng phạm hợp thức hồ sơ dưới dạng xuất nhập khẩu hàng hóa để chuyển tiền thông qua 3 doanh nghiệp và 8 công ty "ma" do vợ chồng Nguyệt lập ra, cấu kết với một số nhân viên ngân hàng MB bank, VP bank có chi nhánh ở Móng Cái (Quảng Ninh) để thực hiện các phi vụ chuyển tiền.

Để có hàng hóa, Nguyệt góp tiền mua linh kiện điện tử (IC) điều khiển từ Trung Quốc của một người tên A Vỹ rồi làm thủ tục tạm nhập qua cửa khẩu Móng Cái, để tái xuất sang Trung Quốc.

Cáo trạng thể hiện từ năm 2016 - 2020, sau khi hợp thức được các hồ sơ tạm nhập tái xuất, Nguyệt cùng đồng phạm nhiều lần vận chuyển trái phép tổng số tiền 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài. Qua đó, Nguyệt thu lời bất chính gần 30,5 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng còn làm rõ 10 cá nhân là chủ các doanh nghiệp, cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM, giao tiền cho Nguyệt để chuyển trái phép qua biên giới.

Những cá nhân đưa tiền cho Nguyệt gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Thăng Long; chủ Công ty TNHH vàng bạc Lộc Phát; giám đốc Công ty TNHH kinh doanh vàng bạc Minh Châu; chủ Công ty TNHH phát triển thương mại Tần Vĩnh Phát; chủ Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phủ Văn Hưng (cùng ở Hoàn Kiếm, Hà Nội); chủ doanh nghiệp tư nhân kim hoàn Hùng Vỹ; giám đốc Công ty TNHH thương mại sản xuất Khang Thạnh và giám đốc Công ty TNHH Thao Kim Thanh (cùng ở TP.HCM).

Tuy nhiên, tài liệu thu thập được chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với những cá nhân đã giao tiền cho các bị can. Do đó, Công an Hà Nội đã tách tài liệu vụ án liên quan 10 người giao tiền và những cá nhân có tiền chuyển ra nước ngoài để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Ngoài ra, cơ quan truy tố cũng xác định đối tượng A Dương (ở Trung Quốc) và một số người rút tiền từ tài khoản 8 công ty do Nguyệt thành lập cũng liên quan vụ án nên tách hồ sơ tiếp tục điều tra.

Liên quan vụ án, Viện KSND TP Hà Nội cho rằng, các ông Trần Xuân Sang, Nguyễn Long Giang và Trịnh Ngọc Toàn (công chức Hải Quan tỉnh Lào Cai) không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ để chuyển tải hàng hóa từ xe vận tải sang xe biên mậu; không kiểm tra số lượng kiện hàng tái xuất sang Trung Quốc; cũng không chứng kiến, giám sát hết quá trình chuyển tải, không biết thực tế đã chuyển tải hết các kiện hàng chưa nhưng vẫn ký xác nhận bảng kê phương tiện.

Sông Yên

 

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !