Đẩy mạnh chiến dịch Bỏ thuốc lá vì hạnh phúc gia đình

Đây là hoạt động tiếp nối và hưởng ứng chiến dịch truyền thông Cuộc sống không khói thuốc do Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức năm 2020.

Bỏ thuốc vì gia đình 

Bỏ thuốc lá vì sức khỏe và hạnh phúc gia đình là nội dung chính của 02 thông điệp (TV spot) được phát sóng từ giữa tháng 6 năm 2020 trên các kênh truyền hình VTV1, VTV2, VTV3 Đài truyền hình Việt Nam và đài truyền hình các tỉnh, thành phố.

Từ năm 2009, Vital Strategies hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam trong hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá, hướng tới mục tiêu một Việt Nam không khói thuốc lá. Vital Strategies đã hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các chiến dịch truyền thông, loạt phim quảng cáo nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá và hút thuốc thụ động, kêu gọi mọi người bỏ thuốc lá vì sức khỏe bản thân và hạnh phúc gia đình.

Năm 2020, tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies tiếp tục đồng hành cùng Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá – Bộ Y tế thực hiện chiến dịch phát sóng thông điệp truyền hình “Bỏ thuốc lá vì sức khỏe và hạnh phúc gia đình” trước tình hình đại dịch COVID-19 còn nhiều phức tạp. Đây là chiến dịch tiếp nối các sự kiện nổi bật trong năm 2020 như: Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá, các chiến dịch kêu gọi bỏ thuốc của thanh niên trên mạng xã hội…

{keywords}
Đẩy mạnh chiến dịch Bỏ thuốc lá vì hạnh phúc gia đình

Báo cáo đánh giá hiệu quả sau Chiến dịch truyền thông các giai đoạn trước của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Tổ chức Y tế Cộng đồng toàn cầu Vital Strategies thực hiện cho thấy có 84% người hút thuốc lá nói rằng việc tiếp nhận các thông tin từ chiến dịch truyền thông khiến họ lo lắng hơn về tác hại của thuốc lá;

83% người hút lo cho sức khỏe gia đình; 90% người được hỏi nói rằng họ có xu hướng tuân thủ các quy định về môi trường không khói thuốc hơn sau khi tiếp nhận các thông tin từ chiến dịch truyền thông.

Tác hại thuốc lá

Mỗi năm thuốc lá vẫn gây ra 40.000 ca tử vong, chi tiêu cho hút thuốc lá chiếm trên 31.000 tỷ đồng, chi phí cho một số bệnh tật phổ biến do thuốc lá đã lên tới trên 21.000 tỷ đồng mỗi năm.

Thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, các căn bệnh, như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch, ung thư... Điều đáng nói là có đến hơn 90% người bệnh ung thư phổi có hút thuốc lá. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 26 lần so với người không hút thuốc.

Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gay nghiện và các chất gây độc, chia ra làm 4 nhóm chính:

Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicotine mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện của nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện của nicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm thưởng” ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh bao gồm dopamin, serotonine, noradrenaline được phóng thích. Chúng gây ra nhiều tác động tâm thần kinh như là cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng chú ý, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn.
Não bộ nhanh chóng nhận ra rằng có thể dùng thuốc lá để kích thích bài tiết dopamin và như vậy khởi động quá trình hút thuốc lá kéo dài nhiều năm tháng. Hiệu ứng tâm thần kinh đó”.

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 210 lần oxy. Khí CO đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của oxy trên hồng cầu. Ái lực của hemoglobine hồng cầu với CO mạnh gấp 210 lần so với O2 và như thế sau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vận chuyển O2 vì đã gắn kết với CO.  Hậu quả là cơ thể không đủ oxy để sử dụng

Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất có tính chất gây ung thư, ví dụ như hợp chất thơm có vòng đóng, Benzopyrene hay các Nitrosamine. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

Khánh Chi  

Tất cả thuốc lá điện tử là hàng nhập lậu

Hiện nay thị trường thuốc lá điện tử đang làm đau đầu các nhà quản lý bởi đây là sản phẩm chưa được quy định mua bán trên thị trường nhưng lại thu hút giới trẻ.

Thuốc lá thế hệ mới, mùi hương 'giết chết' giới trẻ

Bản chất thuốc lá thế hệ mới vẫn là lệ thuốc chất gây nghiện nicotine, ngoài ra còn gây hội chứng tổn thương phổi cấp, tổn thương nhu mô phổi, nguy cơ cháy nổ…

Việt Nam trong top 15 quốc gia sử dụng thuốc lá nhiều nhất thế giới

'Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ đến mức khó tin – đồng nghĩa với việc giá cả không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá”.

Hút thuốc từ 18 tuổi, ngoài 30 đã đột quỵ

Theo các bác sĩ, ngoài lối sống tĩnh tại ít vận động thì thuốc lá là tác nhân gây ra 50% ca đột quỵ ở người trẻ.

Thuốc lá ảnh hưởng tới xương khớp như thế nào?

Người hút thuốc và người hút thuốc lá thụ động đều có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ như nhau, hệ xương khớp cũng bị khói thuốc tàn phá.

Thuốc lá đầu độc đôi mắt bạn như thế nào?

Thuốc lá và rượu bia là hai nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu trên thế giới. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư, tim mạch mà nó còn ảnh hưởng tới mắt.

Giới trẻ có nguy cơ rối loạn tâm thần vì thuốc lá điện tử

Tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều bệnh nhân là người trẻ tới khám vì các rối loạn tâm lý, trong đó có nguyên nhân do thuốc lá điện tử.

Chuyên gia cảnh báo hút thuốc tăng nguy cơ tâm thần

Theo các chuyên gia y tế, thành phần nicotin gây nghiện và nó điều khiển bộ não người hút, thiếu nicotin sẽ khiến họ cáu gắt, mất tập trung.

Hoại tử ngón tay, suy thận do thuốc lá

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều nguyên nhân gây nguy cơ suy thận, một trong số đó là do hút thuốc lá.

Hút thử thuốc lá điện tử, thiếu nữ hôn mê, nguy cơ tử vong

Bệnh nhân nữ 14 tuổi vào viện trong tình trạng hôn mê, kích thích nhiều, tím tái, đồng tử giãn, nguy cơ suy hô hấp và tử vong cao sau khi hút thử thuốc lá điện tử bạn cho.

Đang cập nhật dữ liệu !