Uống nước suối xong ho khạc ra máu, người đàn ông 'chết điếng' khi đến viện

Khát nước khi đi làm nương, người đàn ông 33 tuổi ở Tuyên Quang vục tay xuống suối lấy nước uống. Sau một thời gian, anh xuất hiện cơn ho, khạc ra máu kèm khó thở.

{keywords}
Một ca cắp đỉa ra khỏi họng của bệnh nhân (ảnh minh hoạ)

Đến bệnh viện khám anh bàng hoàng, bủn rủn chân tay khi bác sỹ phát hiện có dị vật ngo ngoe trong thanh môn.

Thông tin từ BV Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, các bác sỹ khoa Tai Mũi Họng, BV Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa thực hiện ca nội soi khí quản-thanh quản và gắp ra một con tắc te (đỉa suối) dài khoảng hơn 8cm ở phía dưới thanh quản-khí quản của bệnh nhân Dương Văn S. sinh năm 1988, thường trú tại Yên Lâm, Hàm Yên, Tuyên Quang.

Theo lời bệnh nhân kể, trước đó khoảng 1 tháng, bệnh nhân S, đi làm nương có rửa mặt và uống nước trong khe suối gần nhà. Sau một thời gian về thấy bị ho theo cơn khạc ra máu, khó thở, nên đã đến BV Hàm Yên để khám bệnh, sau đó được chuyển tuyến xuống BV Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

ThS,BS. Vũ Đăng Khoa-Trưởng khoa Tai Mũi Họng (người trực tiếp nội soi gắp con đỉa suối cho bệnh nhân S.) cho biết: Bệnh nhân được gây mê, sau đó thực hiện nội soi khí quản tại khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức. Khi nội soi quan sát bộc lộ thanh quản thấy dị vật dưới hạ thanh môn, phần trên khí quản, kíp phẫu thuật tiến hành gắp ra dị vật là 1 con đỉa suối.

Mặc dù đã được cảnh báo nhiều nhưng thói quen dùng nước trong khe suối của người dân miền núi khiến tình trạng đỉa ký sinh trong người vẫn liên tiếp xảy ra. Trong đó không ít trường hợp đỉa ký sinh ở những vị trí hiểm,nếu không được chẩn đoán và lấy ra kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp bệnh nhân H.H.T (36 tuổi) được các bác sĩ BV 108 lấy con đỉa trong khí quản trước đây là ví dụ điển hình. Theo đó, con đỉa dài hơn 13cm được các y bác sĩ Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện 108 lấy ra. TS. BS Nguyễn Đạo Tiến cho biết, đây là trường hợp hiếm gặp, nếu không được chẩn đoán và lấy ra khỏi khí quản thì sinh vật này có thể gây chảy máu kéo dài, tắc nghẽn khí quản.

Bệnh nhân ho khạc đờm ra máu ít, khó thở, khàn tiếng nhiều về ban ngày nhưng uống thuốc không đỡ. Các bác sĩ nội soi thanh quản, mới phát hiện dị vật là một con đỉa ở khí quản. Mỗi khi con đỉa hút no máu lại kích thích gây ho, gây nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.Trước đây, các bác sĩ thường gặp đỉa ở mũi, tai... còn ở vị trí khí quản rất hiếm gặp.

Hoặc ca phẫu thuật bắt đỉa khó khăn nhất là của bệnh nhân Triệu Thị Thắng (53 tuổi, ở Tân Sơn - Phú Thọ) do các bác sĩ khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện đa khoa Phú Thọ) tiến hành. Con đỉa di chuyển lúc lên, lúc xuống giữa 2 dây thanh khí quản. Gặp ánh sáng nội soi nó chui xuống khí quản, gặp thuốc gây tê nó co lại, rơi xuống khí quản khiến bệnh nhân sặc sụa, khó thở không thể gắp được.

Cả ê kíp phẫu thuật phải "mai phục" hơn 1 giờ mới nội soi ống cứng và gắp được con đỉa trâu dài 10cm, to bằng ngón tay người lớn trong thanh khí quản.  

BS. Vũ Đăng Khoa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết thêm, đỉa suối là vật sống có thể di chuyển từ mũi, miệng xuống thanh quản khí quản của người bệnh trở thành dị vật, sống trong đường thở của người bệnh trong thời gian dài và có thể di chuyển lên trên thanh quản hoặc xuống dưới khí phế quản, gây ra các triệu chứng ho theo cơn, khàn tiếng, khạc nhổ ra máu, khó thở.

Tại vị trí vật hút bám gây ra chảy máu kéo dài, khó đông máu nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân của tình trạng này là do thói quen dùng nước trong các khe suối khi đi rừng người dân miền núi là cơ hội dễ bị con đỉa, con vắt ký sinh vào cơ thể.

Nguy hiểm là khi con đỉa, con vắt mới chui vào cơ thể theo đường nước vào mũi, họng thì kích thước nhỏ, nhưng vào cơ thể chúng hút máu và phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn.

Bệnh nhân bị mất máu từ một con đỉa đơn lẻ sẽ không đủ gây hại. Vết đỉa cắn chảy máu nhưng do đỉa tiết ra chất hirudine có tác dụng chống đông máu, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn. Con đỉa hút đủ máu sẽ tự động rơi ra. Nước bọt của đỉa ngăn chặn cục máu đông ở vết cắn và thường tự lành. Một số trường hợp gây nhiễm trùng nhưng dễ điều trị.

Triệu chứng chảy máu được phát hiện dưới các hình thức ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu. Chỗ đỉa bám hút máu có những triệu chứng như tăng áp lực, khó chịu, đau, thần kinh bị kích thích bắt nguồn từ nơi bị ký sinh, rối loạn chức năng cơ quan bị đỉa ký sinh, bội nhiễm vi khuẩn gây viêm nơi đỉa bám hút máu, gây ổ áp xe dưới niêm mạc.

Nếu bị chảy máu kéo dài bệnh nhân sẽ bị thiếu máu. Nếu không được bác sĩ khám và xử lý kịp thời, con đỉa ngày càng to gây nghẽn khí quản, suy hô hấp… và để kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

Một số cách xử trí đỉa

Khi bị đỉa xâm nhập vào các hốc tự nhiên, nên súc miệng bằng nước muối mặn, hoặc hít vào chất có mùi cay, mùi hăng.

Nếu đỉa bám ở vùng nông, bác sĩ có thể dùng ống soi để gắp đỉa ra; nếu đỉa bám vào ở sâu, phải gây tê và dùng đồ chuyên dụng gắp đỉa ra; nếu ở quá sâu phải mổ để lấy đỉa.

Nếu đỉa chui vào đường sinh dục, dùng nước muối đậm đặc để ngâm hoặc bơm vào cũng có thể làm cho đỉa chết, hoặc đỉa tự chui ra.

 N. Huyền  

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !