Rượu bia, thuốc lá, dưa muối 'combo' lợi hại cho tế bào ung thư vòm họng phát triển

Nếu thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, thì rượu sẽ khiến cho bệnh nặng hơn. 'Combo' này vô cùng 'lợi hại' cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.

Bác Sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1 (Bệnh viện K Trung ương) thông tin ngày 11/10  trong số các bệnh nhân đến khám có hai trường hợp tới khám với dấu hiệu ù tai, ngạt mũi.

Và thật sốc khi qua thăm khám và nội soi tai mũi họng, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc u ác tính vòm mũi họng. Tuy nhiên may mắn hơn, cả hai bệnh nhân đều chưa có dấu hiệu của hạch di căn, bệnh vẫn ở giai đoạn có thể điều trị đạt kết quả tốt.

Dù không phải là căn bệnh quá phổ biến, nhưng BS Hải Nam nhấn mạnh ung thư vòm vẫn đứng thứ 6 trong số các ung thư hay gặp ở nam giới, và đứng thứ 9 trong số các ung thư hay gặp ở nữ giới nước ta.

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm - phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi, còn gọi là họng mũi (hầu họng có 3 phần bao gồm họng mũi, họng miệng, họng thanh quản hay hạ họng).

“Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa-một trong những loại ung thư có tiến triển nhanh, nhưng cũng đáp ứng tốt với xạ trị và hoá chất. Bệnh hay gặp ở nam giới, với tỷ lệ gặp ở nam gấp 2-3 lần ở nữ .

Tuổi mắc bệnh thường khá trẻ, thậm chí có đến 10% trẻ em dưới 18 tuổi đã được ghi nhận mắc bệnh. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư vòm khá cao”, BS Hải Nam thông tin.

Nguyên nhân khiến người bệnh mắc ung thư vòm là do nhiễm EBV. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu của bệnh.

Ngoài ra còn có yếu tố môi trường như thức ăn giàu các chất nitrosamine (thịt muối, thịt hun khói….) dễ bay hơi là một tác nhân sinh ung thư gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm.

Một nguyên nhân khác cũng khiến cho người mắc ung thư vòm là do bất thường nhiễm sắc thể, những tổn thương trên các NST 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q có ảnh hưởng tới vùng chứa các gene ức chế hình thành u, gây chuyển dạng các tế bào bình thường của biểu mô vùng vòm mũi họng thành các tổn thương tiền xâm lấn rồi phát triển thành tổn thương ung thư xâm lấn.

“Hút thuốc lá (chủ động) hoặc hít phải khói thuốc (bị động), một lượng hóa chất gây ung thư đã xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với thuốc lá, chính là vùng hầu họng (trong đó có vùng vòm), từ đó dẫn đến các biến đổi để hình thành ung thư.

Đáng lưu ý, nếu thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, thì rượu sẽ khiến cho bệnh nặng hơn. Nghiên cứu cho thấy uống rượu trong khi hút thuốc sẽ tăng đáng kể nguy cơ ung thư vùng đầu cổ so với việc chỉ hút thuốc hoặc chỉ uống rượu. Bởi rượu chính là “chất dẫn” để đưa các hóa chất độc trong thuốc lá xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng hơn.

Thêm nữa, rượu làm chậm khả năng phân hủy và loại bỏ các hóa chất độc hại của cơ thể. Hai điều này tạo thành một “combo” vô cùng “lợi hại” cho tế bào ung thư hình thành và phát triển”, BS Hải Nam cảnh báo.

Bổ sung thêm với phóng viên, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cho biết, việc phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng có giá trị trong tiên lượng điều trị. Nếu phát hiện sớm, tiên lượng điều trị bệnh tốt, thời gian sống trên 5 năm có thể lên tới trên 80%.

Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn muộn, tức là khối u không chỉ khu trú ở vòm mà đã xâm lấn hoặc di căn tới các cơ quan khác như não, phổi, xương… tiên lượng điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Do đó, người dân cần lưu ý tới những dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm. Cụ thể, ở giai đoạn sớm, bệnh gián tiếp qua các cơ quan lân cận như tai- đầu- mũi- hạch cổ. Các biểu hiện sau xuất hiện 1 bên tăng dần: ù tai, đau đầu, ngạt tắc mũi hoặc chảy máu mũi lờ lờ máu cá, hạch cổ.

Ở giai đoạn muộn, lúc này bệnh nhân đã xuất hiện liệt các dây thần kinh sọ: thường khởi đầu là liệt dây số III, VI gây sụp mi và lác trong. Khi ung thư xâm lấn nhiều vị trí tại não, sẽ liệt toàn bộ các dây thần kinh sọ (12 đôi - hội chứng Garcin) dây liệt hầu họng (sặc và nuốt nghẹn, mất cảm giác vùng họng), liệt mặt, liệt lưỡi… liệt các cơ cổ. Hạch cổ hai bên, số lượng nhiều gây biến dạng vùng cổ.

“Đối với bệnh nhân ung thư vòm mũi họng, ở giai đoạn sớm điều trị bằng xạ trị đơn thuần; giai đoạn muộn: xạ trị kết hợp hóa trị. Có thể kết hợp thêm với miễn dịch trị liệu”, PGS. TS Phạm Thị Bích Đào nhấn mạnh.

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng cho rằng có một số yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm mũi họng. Do đó, để ngăn chặn các yếu tố nguy cơ này, PGS. TS Bích Đào khuyên người dân cần tăng cường sức đề kháng của niêm mạc mũi họng bằng các thuốc súc họng, ăn uống điều độ, hợp vệ sinh… tránh virus EBV.

"Ngoài ra, người dân cũng tránh ăn những đồ dưa muối, cà muối; Hạn chế uống rượu, hút thuốc; Những người có yếu tố gia đình mắc ung thư vòm nên tránh các nghề có tiếp xúc với bụi gỗ, formaldehyde", PGS. TS Phạm Thị Bích Đào nhấn mạnh.

N. Huyền 

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !