Đừng thờ ơ với bệnh ung thư ở người cao tuổi
Mắc ung thư đại tràng, ông Nguyễn Văn C. (73 tuổi, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh) đã từ chối điều trị. Về nhà, ông C. chuẩn bị tinh thần bệnh tật. Tuy nhiên, con cái của ông C. động viên nên ông đã đến gặp bác sĩ. Sau khi làm hết các kết quả bằng chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ cho biết ông nên phẫu thuật.
Ông C. đã đồng ý làm phẫu thuật, sau phẫu thuật ông tiếp tục hoá trị. Nhờ tinh thần lạc quan nên sau 1 năm điều trị, bệnh đã ổn định. Hiện tại, ông C. đã 76 tuổi vẫn sống khoẻ, thi thoảng ông tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Ông C. cho biết nếu trước đây từ chối điều trị vì nghĩ già rồi sống được ngày nào hay ngày đó thì thật đáng tiếc.
Còn bà Nguyễn Thị L. (93 tuổi, trú tại Quế Võ, Bắc Ninh) mắc ung thư dạ dày. Con cháu và bản thân bà L. đều nghĩ già nên về nhà. Tuy nhiên, về đến gia đình bà L. bị tắc ruột, ăn uống bất tiện. Cuối cùng, gia đình đưa bà tới bệnh viện K và bác sĩ quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân để giúp bệnh nhân khoẻ hơn. Sau phẫu thuật, nhờ hậu phẫu tốt nên sức khoẻ của cụ L. cải thiện rất nhiều.
Cũng tại BV K, trường hợp của bà Nguyễn Thị R. quê tại Xuân Trường, Nam Định mắc ung thư vú nhưng gia đình lại không điều trị. Con của bà R. cho biết từ 2 năm trước bà R. có u ở vú nên cho đi kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán u vú nhưng gia đình không điều trị gì mà đưa về nhà.
Kết quả, khối u phát triển khiến bà R. đau ngực, khó thở. Khi vào BV K trung ương bác sĩ chẩn đoán bà R. bị ung thư vú tiến triển. Bệnh nhân còn kèm bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, tăng huyết áp. Bác sĩ phải cân nhắc thật kỹ để điều trị cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bà R. được tập thở, được luyện tập các bài phục hồi chức năng. Bản thân bà R. và con cái của bà cũng không tin sức khoẻ yếu như vậy vẫn trải qua được ca đại phẫu.
Tại BV K trung ương, các bác sĩ cho biết bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân là người cao tuổi. Trước đây, người bệnh có tâm lý ngại động dao kéo nhất là người già nhưng hiện tại tâm lý có bệnh điều trị khoa học đã cải thiện nên nhiều người dù đã 80 -90 tuổi vẫn điều trị bệnh đúng khoa học.
PGS Phạm Hoàng Hà – Trưởng khoa Ngoại tiêu hoá, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết bệnh nhân người già cao tuổi nhất ông từng phẫu thuật là 103 tuổi. Bệnh nhân bị ung thư dạ dày phải cắt bỏ dạ dày.
Bác sĩ Hà cho biết dù người trẻ hay người già thì việc điều trị ung thư đều có chung phương thức. Từng bệnh nhân bác sĩ có thể cá thể hoá. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì bệnh nhân là người già vẫn điều trị hiệu quả như người trẻ. Cái khó, người già thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hơn do tâm lý ngại đi khám bệnh. PGS Hà cho biết có nhiều người già vào viện trong tình trạng nặng, ung thư tiến triển.
ThS.BS CKII Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết ung thư có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng tuổi càng cao thì nguy cơ ung thư càng lớn. Thạc sĩ Nam cho biết theo ước tính có khoảng có khoảng 6,7 triệu ca mắc mới là người cao tuổi (chiếm 47,5% tổng số ca ung thư), dự đoán đến năm 2035 có 24 triệu ca mắc mới (tỷ lệ ung thư ở người cao tuổi chiếm 57,6%). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người cao tuổi được định nghĩa là người từ 65 tuổi trở lên. Người cao tuổi cũng được chia ra 3 nhóm tuổi: 65 - 74 tuổi, 75 - 84 tuổi, và từ 85 tuổi trở lên.
Hiện nay, bác sĩ Nam cho biết việc phát hiện ung thư ở người cao tuổi khó hơn người trẻ. Việc điều trị ung thư cho người cao tuổi cũng đang là thách thức. Bệnh nhân ung thư cao tuổi đa số là kèm theo các bệnh lý nền khác, thể trạng cũng yếu hơn người trẻ.
Bác sĩ Nam cho rằng dự phòng ung thư cho người cao tuổi cần dự phòng từ người trẻ. Các yếu tố như tuổi tác, di truyền không thay đổi được thì bạn cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, bỏ hoặc hạn chế những thói quen xấu đặc biệt là bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Ở bất cứ tuổi nào vẫn cần duy trì thói quen khám chữa bệnh định kỳ. Ung thư phát hiện sớm thì điều trị càng dễ dàng hơn, cơ hội điều trị tốt hơn là giai đoạn trễ. Khi người già phát hiện ung thư, bệnh nhân cần
Khánh Chi