Tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và mua bán người cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

Tại hội thảo, các cán bộ cấp xã, trưởng các thôn bản đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về phòng chống mua bán người, đề xuất biện pháp để áp dụng thực tế.

Ngày 25/10, tại huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) diễn ra hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp để phòng, chống tảo hôn và phòng, chống mua bán người cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số".

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp với Phòng Lao động Thương Binh Xã hội hai huyện là Hoàng Su Phì và Xín Mần (tỉnh Hà Giang) tổ chức.

Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại huyện Hoàng Su Phì, được kết nối trực tuyến với điểm cầu Hà Nội và các điểm cầu khác thuộc vùng dự án Plan Hà Giang.

Hội thảo thu hút nhiều cán bộ cấp xã, trưởng các thôn/bản tham gia.

Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy việc đưa nền tảng và sản phẩm của “Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số” (hay còn được gọi là dự án Em Vui) vào các chương trình giáo dục truyền thông phòng chống tảo hôn và mua bán người tại địa phương.

Đồng thời, Ban tổ chức cũng mong muốn thúc đẩy sự tham gia của cơ quan nhà nước các cấp vùng dự án Plan trong việc nâng cao nhận thức của thanh niên dân tộc thiểu số phòng chống mua bán người, tăng cường, củng cố thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tảo hôn và mua bán người.

Tại hội thảo, các cán bộ cấp xã, trưởng các thôn bản – những người gần gũi với người dân nhất – đã tích cực thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về phòng chống mua bán người, phân tích các rủi ro và nguy cơ làm tăng vấn nạn liên quan, cùng các quy định pháp luật và chính sách hiện hành, những hạn chế, khó khăn, thách thức, đề xuất biện pháp để áp dụng thực tế.

Ở đầu cầu Hà Nội, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) cho biết, Em Vui là nỗ lực hợp tác giữa Plan và ISDS với sự tài trợ của EU.

Em Vui mong muốn trở thành địa chỉ thân thiết và tin cậy của các bạn thanh thiếu niên nói chung và các bạn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tại các tỉnh Hà Giang.

TS. Khuất Thu Hồng hy vọng, thanh niên Hà Giang tìm thấy ở Em Vui những thông tin bổ ích, những câu chuyện thú vị giúp các bạn hiểu biết và tự tin hơn. Em Vui sẽ là người bạn đồng hành tin cậy, giúp các bạn lớn lên, trưởng thành một cách an toàn và khoẻ mạnh hơn.

Theo thống kê của Bộ Công an, giai đoạn 2015-2020 đã ghi nhận 1.673 vụ với 2.345 đối tượng, 3.944 nạn nhân bị mua bán cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau như cưỡng bức lao động, hôn nhân cưỡng bức, mua bán nội tạng, mua bán bào thai... Đáng lưu ý, có tới 86% nạn nhân bị bán sang các nước láng giềng của Việt Nam, còn lại là đưa sang các nước khác thông đường hàng không hoặc đường biển.

N. Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !