Tự làm bác sĩ, nữ bệnh nhân suýt mất chân

Những bệnh nhân tiểu đường có kèm theo bệnh thần kinh ngoại vi có nguy cơ bị loét bàn chân cao gấp 7 lần so với người không bị.

TS Nguyễn Quang Bảy trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, cho biết cứ vào dịp mùa đông hàng năm, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường lại tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị biến chứng bàn chân nhập viện, thường trong tình trạng rất nặng, nhiều người phải cắt cụt chân. 

Gần đây nhất là trường hợp nữ bệnh nhân 47 tuổi, bị dái tháo đường đã 20 năm. Cách đây 1 tháng, bệnh nhân dùng đèn chiếu tia hồng ngoại vào chân cho đỡ tê và sau 1 vài lần chiếu đèn thì bệnh nhân bị bỏng vùng gan bàn chân. Khi ổ loét xuất hiện và lan rộng toàn bộ bàn chân và các ngón chân, bệnh nhân vẫn không đi khám mà tự mua kháng sinh về uống. 

Đến ngày 10/10, khi bàn chân sưng nề to, chảy mủ thối và quá mệt thì bệnh nhân mới vào viện trong tình trạng quá nặng. Khi vào viện, bệnh nhân trong tình trạng  sốt cao 39 độ, bàn chân chảy mủ thối, thiếu máu nặng và đường huyết thì rất cao và có biến chứng thận.

Biến chứng loét bàn chân.

TS Bảy cho biết bệnh nhân này chắc sẽ phải nằm viện lâu dài, điều trị sẽ cực kỳ khó khăn và tốn kém mà bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế. Với bệnh nhân có bệnh mãn tính tốt nhất cần phải mua bảo hiểm y tế vì bệnh nhân đái tháo đường lâu thường có nhiều biến chứng mạn tính nặng và nguy hiểm như suy thận, bệnh mạch vành hay loét bàn chân, việc điều trị thường sẽ rất tốn kém, kéo dài. 

TS Bảy khuyến cáo người bệnh khi có biến chứng tê bì bàn chân phải nhớ tuyệt đối không được chườm ấm, chiếu đèn hay ngâm chân vào nước nóng vì do cảm giác không chính xác nên rất dễ bị bỏng và loét.

Khi có bất kỳ dấu hiệu bàn chân bị loét, sưng hay chỉ là những mụn phỏng nước nhỏ… cũng phải đi khám bác sỹ chuyên khoa Nội tiết ngay để được điều trị toàn diện biến chứng bàn chân. Như trường hợp bệnh nhân này kiểm soát đường huyết rất kém.

Khi vào viện xét nghiệm chỉ số  HbA1C là 14,6% (gấp gần 3 lần mức bình thường). Chỉ số quá cao sẽ làm giảm sức đề kháng nên có đổ cả tấn kháng sinh tốt nhất vào cũng không thể liền được vết loét. Kiểm soát tốt đường huyết là điều kiện tiên quyết để giúp bệnh nhân vượt qua các biến chứng đái tháo đường.

TS Bảy cho biết với bệnh nhân đái tháo đường thì kiến thức là “bảo trợ”cho bệnh nhân, bệnh nhân càng có nhiều kiến thức về bệnh tật thì họ càng ít biến chứng hơn. Người bệnh và người nhà thường cho rằng vết loét nhỏ xíu có gì mà đáng ngại, nó sẽ tự liền nhanh.

Nhưng ở người bệnh đái tháo đường, có vết loét ở bàn chân, dù rất nhỏ, nghĩa là họ đã có nhiều biến chứng nặng như biến chứng thần kinh, mạch máu… và nếu không được điều trị đồng thời tất cả những biến chứng này thì vết loét sẽ không thể liền được, nó sẽ lan rất nhanh và làm tăng nguy cơ bị cắt cụt chân, thậm chí đe dọa tính mạng. Trong trường hợp này, tự làm bác sỹ đồng nghĩa với 'tự sát'.

Việc chăm sóc bàn chân với người bị bệnh tiểu đường thực sự cần thiết. Không ít người đã bị bỏng bàn chân chỉ vì không cảm nhận được độ nóng khi ngâm hoặc ủ ấm chân. Để đề phòng loét chân, mỗi tối nên dành ra 3-5 phút để kiểm tra bàn chân xem có chỗ nào bị xước, phồng rộp... hay không. Dùng một chiếc gương nhỏ để kiểm tra những chỗ khó quan sát.  

Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, sau đó lau khô từng ngón chân bằng loại giẻ hoặc gạc mềm, lau kỹ kẽ giữa các ngón chân. Người bệnh có thể xoa chân bằng các thuốc mỡ để giữ cho da ẩm và mềm nhưng không nên bôi vào kẽ giữa các ngón chân. Cắt móng chân thẳng, tránh cắt sát các góc móng mà nên dùng các dũa để dũa. Nếu phát hiện móng mọc đâm vào trong (móng quặp) thì báo bác sỹ ngay.

Bác sĩ khuyến cáo không nên bôi các loại thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh hoặc dán các tấm cao lên chân. Không nên chườm ấm hoặc chườm điện chân. Luôn giữ ấm chân, buổi tối nên đi tất lỏng đi ngủ, mùa đông nên đi tất ấm và đi giày.

Không bao giờ được đi chân trần kể cả ở trong nhà để hạn chế nguy cơ bị chấn thương chân. Khi có biến dạng bàn chân thì nên đặt đóng loại giày được thiết kế riêng. 

Phương Thúy

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !