Trung Quốc đang từ từ cắt Biển Đông ra khỏi Đông Nam Á?

Trung Quốc không tiến hành cải tạo đất mà đang cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự và từ từ cố ý loại bỏ Biển Đông, "trái tim hàng hải" quan trọng ra khỏi khu vực Đông Nam Á.

Trên tạp chí The Diplomat, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề trên Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia nhận định Trung Quốc không tiến hành "cải tạo đất". Thay vào đó, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ tiền tiêu ngay trên đảo nhân tạo để phục vụ đội tàu đánh cá, tàu khai thác dầu khí và tàu tuần tra trên biển. 

Một khi Trung Quốc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng như lắp đặt radar tầm xa, sự xuất hiện của máy bay quân sự và tàu hải quân chỉ còn là vấn đề thời gian. 

Trung Quốc đang từ từ cắt Biển Đông ra khỏi Đông Nam Á? - ảnh 1

Cơ sở hạ tầng được Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Nói cách khác, Trung Quốc đang vận dụng thành công chiêu trò "giả kim thuật pháp lý" để biến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) thành "luật quốc tế mang những đặc tính của Trung Quốc". Mục đích cuối cùng của Bắc Kinh là giúp nước này đưa ra lời khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hầu hết diện tích Biển Đông. Theo ông Thayer, Trung Quốc đang từ từ và cố ý loại bỏ Biển Đông, "trái tim hàng hải" quan trọng ra khỏi khu vực Đông Nam Á. 

Kể từ năm ngoái, hình ảnh vệ tinh đã phát hiện Trung Quốc xây dựng trái phép trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, giới báo chí, chuyên gia an ninh và quan chức chính phủ các nước đã vô tình chấp nhận thuật ngữ "cải tạo đất" để mô tả hành động phi lý của Trung Quốc mà không hiểu được rằng sự mập mờ của cụm từ này sẽ còn gây ra những nguy hiểm tiềm tàng. 

Học giả người Trung Quốc Shen Dingli từng nhấn mạnh luật pháp quốc tế không đưa ra bất cứ lệnh cấm nào liên quan tới hoạt động "cải tạo đất". Ông này đã đưa ra các ví dụ như sân bay quốc tế Kansai của Nhật Bản, thành phố Thượng Hải, Hong Kong và Dubai. Tuy nhiên, không ví dụ của ông Shen không thể lột tả hết những gì mà Bắc Kinh đang làm thay đổi trên Biển Đông. 

Rõ ràng, Trung Quốc không tiến hành cải tạo đất ở Biển Đông nhằm cải thiện các điều kiện trên một hòn đảo, vốn đã bị suy thoái do tác động của môi trường hoặc con người. Thực tế, Trung Quốc đang hút cát từ đáy biển và rạn san hô để tạo ra các hòn đảo nhân tạo. Thậm chí, Bắc Kinh còn ngang nhiên tuyên bố rằng họ đang cải tạo đất và các hòn đảo này thuộc chủ quyền quốc gia. Nói cách khác, Trung Quốc đang tiến hành xây dựng các công trình nhân tạo ngay trên những thực thể nửa chìm nửa nổi thường hay bị ngập khi thủy triều dâng cao và trên các bãi đá. Trung Quốc cũng không thể tuyên bố chủ quyền đối với các thực thể này bởi chúng không đủ tiêu chuẩn để xác định không phận và hải phận. 

Theo UNCLOS, chỉ quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế bao trùm các hòn đảo, mới được tuyên bố chủ quyền. Song, Trung Quốc vẫn ngang nhiên coi các đảo nhân tạo thuộc chủ quyền quốc gia và xác định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và không phận phía trên. Cụ thể hơn, Trung Quốc đang âm mưu thực thi quyền tài phán đối với vùng biển rộng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo và không phận phía trên chúng.

Trung Quốc đang từ từ cắt Biển Đông ra khỏi Đông Nam Á? - ảnh 2

Tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc (bên phải) và tàu cung ứng của Philippines trên Biển Đông.

Đáng nói, các đảo nhân tạo của Trung Quốc đều nằm gần những thực thể thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam. Do đó, nếu Trung Quốc thi hành quyền tài phán đối với vùng biển rộng 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo, chúng sẽ chồng lấn lên vùng lãnh hải mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, quy định của UNCLOS nhấn mạnh các bên tham gia công ước không được phép tiến hành bất kỳ hành động nào làm thay đổi hiện trạng tại khu vực đang xảy ra tranh chấp. 

Theo Giáo sư Thayer, Trung Quốc đã vận dụng chiêu trò "giả kim thuật pháp lý" để mập mờ "biến các thực thể bị ngập nước và bãi đá thành hòn đảo được hình thành trong tự nhiên để tuyên bố chủ quyền".

Đây là lý do mà Trung Quốc đã nhiều lần xua đuổi máy bay quân sự của Philippines và Mỹ ra khỏi cái mà giới chức quân đội Trung Quốc gọi là "khu vực cảnh báo quân sự" hoặc "vùng an ninh quân sự". Nếu như những gì báo chí viết là đúng về việc tàu chiến của Mỹ "không dám" tiến lại gần khu vực 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo của Trung Quốc và máy bay quân sự Mỹ cũng không bay phía trên các đảo này, rõ ràng, chiêu trò "giả kim thuật pháp lý" của Trung Quốc đã thành công.

Diplomat nhấn mạnh hành động xây "đảo nhân tạo" của Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm công ước UNCLOS mà nước này đã tham gia ký kết. Trung Quốc đang làm thay đổi "hiện trạng" và đẩy khu vực buộc phải chấp nhận "tình thế đã rồi". Thậm chí, Trung Quốc còn thách thức các quy tắc tự do hàng hải, hàng không đối với lực lượng tàu hải quân và máy bay cũng như hoạt động của ngư dân trong khu vực. Một số báo cáo cho hay tàu chiến Trung Quốc đã bắn các ngư dân Philippines khi họ tiến lại gần đảo nhân tạo mà Bắc Kinh cho xây dựng.

Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến nền hòa bình ổn định trong khu vực bởi khả năng những hòn đảo nhân tạo sẽ phục vụ cho mục đích quốc phòng. Thậm chí, Trung Quốc từng nhiều lần tuyên bố nước này có quyền đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc được cho đã dừng hoạt động "cải tạo đất" trên bốn thực thể để chuyển sang giai đoạn củng cố cơ sở hạ tầng với sự xuất hiện của các cầu tàu, bến cảng và tòa nhà cao tầng. Điển hình, Trung Quốc đã cho xây một đường băng dài 3.110 m trên bãi Đá Chữ Thập và một đường băng tương tự sẽ được xây dựng trên bãi Đá Subi, phục vụ  cho tất cả các máy bay quân sự của nước này. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Trung Quốc có thể biến các cơ sở dân sự và khoa học giả danh này thành căn cứ quân sự.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

MINH THU (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !