Trồng cây đặc sản này, người dân miền núi Quảng Trị thu cả trăm tỷ đồng mỗi năm

Mặc dù xuất khẩu ra nước ngoài tạm ngưng do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng người dân trồng cây đặc sản chuối mật mốc ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn thu về 100 tỷ đồng/năm. 

 

{keywords}
Những vườn chuối đang cho thu nhập cho người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).

Ghi nhận của PV dọc theo tuyến Quốc lộ 9 từ thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), các vườn chuối mật mốc của người dân nơi đây được trồng trải dài xanh ngát trên triền đồi.

“Trước đây cây chuối mật mốc chủ yếu được trồng trong vườn nhà nhỏ lẻ dùng để thờ cúng hoặc làm thực phẩm và có giá trị thấp nhưng những năm trở lại đây chuối mật mốc được thị trường nước ngoài đón nhận và xuất khẩu đi các nước nên được giá” –  ông Nguyễn Hữu Dũng (trú ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa) chia sẻ.

“Chuối mật mốc ở Hướng Hóa có quả to, đều, màu sắc đẹp… do có khí hậu thuận lợi và cách trồng canh tác thuận theo tự nhiên nên được thị trường ưa chuộng. Trong năm nay, chúng tôi mong các doanh nghiệp và thương lái thu mua chuối nhận được các đơn hàng xuất khẩu lớn và thu mua cho người dân giá cao”, ông Trần Văn Đẳng (trú ở huyện Hướng Hóa) cho hay.

Theo người dân trồng chuối mật mốc cho biết, chuối mật mốc trồng trong vòng 1 năm có thể cho ra trái và có thu nhập nhưng hiện nay đất đai bạc màu, thời tiết không ổn định nên việc chăm sóc vất vả hơn…

Theo ông Đỗ Mĩnh, Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Long (huyện Hướng Hóa) cho biết, trên địa bàn đang trồng khoảng 700ha và hộ gia đình trồng nhiều có khoảng 1.000 gốc. Hiện nay, trung bình mỗi ngày xã Tân Long đưa ra thị trường khoảng 30 tấn chuối mật mốc, trong đó chuối mật mốc phục vụ cho thờ cúng đang được giá và dao động khoảng 4.000 – 6.000 đồng/kg.

Theo báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2021 của huyện Hướng Hóa, năng suất chuối đạt 141 tạ/ha và sản lượng chuối đưa ra thị trường đạt 49.113 tấn quả tươi. Tuy nhiên, vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chuối chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa với giá bán khoảng 2.000 đồng/kg. Với mức giá này, trung bình trong năm 2021, người dân trồng chuối nơi đây đã thu về khoảng 100 tỷ đồng.

{keywords}
Người dân vùng biên Quảng Trị chở chuối đi bán trên QL9.

Hiện nay, để nâng chất lượng sản phẩm, năng suất chuối đi lên và thị trường tiêu thụ ổn định nên trên địa bàn huyện Hướng Hóa đang có một số cơ sở sản xuất chuối đã có sản phẩm chứng nhận OCOP, mỗi năm liên kết sản xuất và tiêu thụ được khoảng 300 tấn chuối.

Trao đổi với PV Infonet, ông Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa thông tin, theo định hướng và trong thời gian tới sẽ có thêm một số cơ sở, doanh nghiệp tham gia chương trình OCOP của huyện Hướng Hóa về sản phẩm chuối với quy mô liên kết sản xuất và tiêu thụ thêm khoảng 450 tấn/năm.

Hướng Hóa là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Trị, có diện tích tự nhiên là 1150,86km2 với địa hình núi rừng đa dạng và khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Theo đó, dựa vào lợi thế địa hình đất đai nên bà con ở đây tập trung phát triển trồng cây chuối lấy quả bán.

Sau nhiều năm thâm canh cây chuối, được thị trường trong nước và nước ngoài đón nhận nên đến nay huyện Hướng Hóa đang có 3.511 ha cây chuối và trong đó diện tích đã cho trái vào khoảng 3.483ha. Bên cạnh đó, nhờ vào chiến lược phát triển cây nông nghiệp của địa phượng nên trong năm 2022 huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) dự kiến sẽ trồng mới và tái canh thêm 80ha cây chuối tại các xã như Tân Long, Tân Thành, Thuận, Tân Liên, Tân Lập, Hướng Lộc và thị trấn Lao Bảo.

Nằm trong chiến lược phát triển cây chuối lâu dài, những năm qua, sản phẩm chuối Hướng Hoá đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể.

Ngoài ra, Hội Nông dân huyện cũng đã phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tập huấn các quy trình quản lý nhãn hiệu tập thể chuối Hướng Hoá cho người trồng chuối ở địa bàn các đơn vị thành viên nhãn hiệu tập thể, đồng thời phối hợp với Phòng khách hàng tổ chức doanh nghiệp của VNPT Quảng Trị - đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả để cung cấp tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chuối quả tươi Hướng Hoá... Đây đang được xem là hướng đi bền vững, lâu dài cho sản phẩm chuối ở Quảng Trị.

Mục sở thị chợ chuối mật mốc, hàng trăm xe máy 'họp' giữa ngã ba đường ở Quảng Trị

Mục sở thị chợ chuối mật mốc, hàng trăm xe máy 'họp' giữa ngã ba đường ở Quảng Trị

Sáng sớm mỗi ngày, hàng trăm chiếc xe máy của người dân miền núi huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) nối đuôi nhau chở chuối mật mốc về bán ở ngã ba Tân Long, tạo nên cảnh mua bán nhộn nhịp, tấp nập ở đoạn Quốc lộ 9 giao với Tỉnh lộ 586.

Hà Oai

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !