Thực hư tin đồn "cua Trung Quốc lén thả sang VN cho dân bắt"

Xuất hiện tin đồn cua đồng Trung Quốc đang được đưa về Việt Nam và thả bí mật xuống sông, ven kênh mương cho người dân bắt đem bán.

Trước thông tin cho rằng cua đồng Trung Quốc đang được đưa về Việt Nam và thả bí mật xuống sông, ven kênh mương cho người dân bắt đem bán, ông Nguyễn Văn Đô - Trưởng phòng Kinh tế TP Móng Cái (Quảng Ninh) khẳng định đây chỉ là tin đồn thất thiệt, không có căn cứ.

Khoảng nửa tháng trở lại đây, vào các buổi chiều muộn, dọc vỉa hè nhiều tuyến đường ở Hà Nội như Phạm Hùng, Tố Hữu, Nguyễn Xiển, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Khoái, Thanh Nhàn... xuất hiện khá nhiều điểm bán cua biển. Cua được bày trên bao tải hay thùng xốp ngay trên vỉa hè, còn sống, với kích cỡ đa số dưới 250g/con, một số con lớn cỡ 400 – 500g/con.

Đội ngũ bán cua vỉa hè thường thu hút khách bằng cách treo biển quảng cáo “cua 50k/con” (50 nghìn đồng/con). Thông thường, mỗi kg được bán với giá từ 180 – 250 nghìn đồng. Người dân Hà Nội vốn không thường xuyên được ăn hải sản, thấy giá cua khá rẻ nên tò mò mua khá đông.

Từ hiện tượng này, một số tờ báo gần đây đã đăng tải những thông tin mập mờ như xuất hiện “cua lạ, nghi là cua Trung Quốc” bán la liệt ở vỉa hè Hà Nội. Điều này đã làm không ít người dân ngờ vực, hoang mang. Vậy sự thực, loại cua đang được bán ở vỉa hè Hà Nội có xuất xứ từ đâu?

Thực hư tin đồn

Cua “50k/con” bán tại vỉa hè Hà Nội là cua xô, chuyển từ ĐBSCL ra


Để kiểm chứng thông tin này, cuối chiều ngày 8.7, dưới cái nắng Hà Nội hãy còn gay gắt, chúng tôi đảo quanh một số điểm bán cua vỉa hè mới mọc lên gần đây trên đường Phạm Hùng, Tố Hữu, Hồ Tùng Mậu...

Tạt vào một điểm bán cua có đeo tấm biển “cua 50k/con” ngay trên vỉa hè đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài cũ), một thành niên tên Nho nói giọng miền Nam đon đả mời chào: “Mua đi anh ơi, cua còn sống nguyên, mới chuyển trong Nam ra sáng nay liền. Thích con nào anh cứ chọn, có 230 ngàn một ký thôi”.

Tôi thắc mắc: “Sao cua gì chỉ có 230 nghìn một cân, tôi đọc báo thấy họ nói cua này là cua Trung Quốc mới rẻ thế?”. Nghe thế, vị thanh niên mặt méo xệch thú thật giãi bày: “Nói vậy tội nghiệp tụi em lắm anh ơi. Cua này là hàng loại, không xuất khẩu được nên bọn em mới phải bán vỉa hè thế này, chứ làm gì có cua Trung Quốc nào”.

Anh này cho biết thêm, thời gian trước anh bán dạo cua ở TP.HCM, gần đây do tiêu thụ ở TP.HCM kém đi nên mới chuyển ra bán ở Hà Nội. Hiện mỗi ngày anh bán được từ 30 – 50kg, nguồn hàng được chủ hàng ở TP.HCM nhập về từ các tỉnh ĐBSCL, sau đó chuyển ra Hà Nội.

Chúng tôi kiểm tra cua bán tại đây và quả thật thấy con nào cũng đang sống rất khỏe, tuy nhiên hầu hết kích cỡ khá bé, đa số chỉ dưới 250g/con, cũng có một số con khá to tới 400 – 500g nhưng bóp dưới bụng thấy mềm, chứng tỏ cua không chắc.

Mua thử 1kg cua tại các điểm bán “cua vỉa hè” này về luộc ăn thử, chúng tôi thấy chất lượng cua hoàn toàn tươi ngon, thịt ngọt đậm. Chỉ có điều hầu hết đều là cua óp, bóc mai cua thấy vỏ khá mềm, luộc lên thịt cua teo tóp lại, ít thịt, nhiều vỏ.

Thực hư tin đồn

Thực hư tin đồn

Luộc ăn thử, PV thấy chất lượng “cua vỉa hè” khá tốt, tuy nhiên đa phần cua bị óp, ít thịt, nhiều vỏ

Một chủ hàng tên Quý thường xuyên nhập khẩu hàng thủy sản nước ngọt từ Trung Quốc về chợ Yên Sở (Hà Nội) cũng khẳng định, chưa bao giờ thấy ai NK cua biển Trung Quốc.

Nhằm có thông tin chính xác hơn về nguồn gốc loại cua này, sáng qua (9/7), PV đã mang một số mẫu cua mua được tại các điểm bán cua vỉa hè tới các đại lí kinh doanh hải sản lớn tại chờ đầu mối Long Biên (Hà Nội).

Vừa xem qua mấy mẫu cua chúng tôi đem tới nhờ kiểm định, chị Liên, người quản lí kho lạnh Cà Mau (một tổng đại lí thủy sản tỉnh Cà Mau tại Hà Nội, có địa chỉ tại số A7, chợ Long Biên) khẳng định ngay: “Cua này là cua óp, hàng loại, do không đủ tiêu chuẩn đổ mối được cho các đại lí kinh doanh hải sản trong thành phố nên thường họ phải bán lẻ ở chợ cóc hay vỉa hè”.

Chị này cũng cho biết, hiện đang là mùa cua chính vụ tại phía Nam, mỗi ngày tại chợ đầu mối Long Biên thường nhập cua từ Cà Mau và các chủ buôn từ TP.HCM từ 400 – 500 kg cua bằng cách chuyển qua đường hàng không về sân bay Nội Bài, sau đó tập kết về chợ vào khoảng 2- 3h sáng, sau đó bán lẻ hoặc bỏ mối cho các đại lí kinh doanh hải sản trong nội thành.

 Hiện tại, cua thịt có nguồn gốc từ Cà Mau được các chủ buôn ở chợ Long Biên nhập vào với giá từ 250 – 270 nghìn đồng/kg, bán ra với giá 300 – 350 nghìn đồng/kg.

Khi hỏi về thông tin có hay không cua Trung Quốc NK về Hà Nội bán ở vỉa hè, chị Liên xua tay bảo: “Loại cua óp bán vỉa hè đó giá trong phía Nam họ nhập vào thế nào chẳng rõ, nhưng ra đây bán 200 – 250 nghìn/kg, người không biết thì tưởng rẻ, nhưng thực ra là quá đắt.

Còn nói về cua Trung Quốc, tôi làm nghề này mấy chục năm nay, có nghe một số loại cá nước ngọt như cá quả, ếch... nhập từ Trung Quốc về, chứ làm gì có cua biển nào của Trung Quốc. Hàng hải sản mình còn chẳng có mà xuất sang họ, lấy đâu họ xuất sang mình?”.

Không có chuyện cua Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt

Trước thông tin cho rằng cua đồng Trung Quốc đang được đưa về Việt Nam và thả bí mật xuống sông, ven kênh mương cho người dân bắt đem bán, ông Nguyễn Văn Đô - Trưởng phòng Kinh tế TP Móng Cái (Quảng Ninh) khẳng định đây chỉ là tin đồn thất thiệt, không có căn cứ.

Một chủ hàng tên Toàn ở phường Ka Long (TP Móng Cái) cho hay, Trung Quốc đang phải NK rất nhiều cua từ phía Việt Nam, đặc biệt là cua biển, nên việc cua Trung Quốc được bí mật đưa sang và thả ra sông, ra đồng là không có.

Ngoài ra, cũng theo chủ hàng này, sự nghi ngờ của người dân còn được đẩy lên cao trào khi tin đồn kiểu "trong cua đồng Trung Quốc có cấy trứng đỉa(?!)".

Theo Nông nghiệp VN

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.