Thu hút xây dựng bến cảng, đảm bảo an ninh trên biển để ngư dân yên tâm vươn khơi

Cảng biển, hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá… được đầu tư sẽ giúp cho kinh tế biển ở Nghệ An ngày càng phát hiện. Việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng cũng được đảm bảo an toàn.

Thu hút đầu tư hạ tầng cảng biển, cảng cá

Theo UBND tỉnh Nghệ An, trong thời gian qua, địa phương đã tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư hạ tầng hệ thống cảng biển: Cụ thể, khu kinh tế Đông Nam đã thu hút được 4 nhà đầu tư hạ tầng tại khu bến cảng gồm: Công ty CP xi măng sông Lam, Công ty TNHH Cảng Cửa Lò, Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức và Công ty CP đầu tư và phát triển vận tải quốc tế; bước đầu đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Hiện nay, một số đơn vị đang triển khai các bến tại cảng Cửa Lò, cảng Vissai… Ngoài ra, khu bến cảng chuyên dùng Đông Hồi (thị xã Hoàng Mai) đã hoàn thành quy hoạch chi tiết cảng biển Đông Hồi 19, phục vụ vận chuyển hàng hóa Khu công nghiệp Đông Hồi và các vùng phụ cận. 

Lực lượng BĐBP Nghệ An kiểm tra, kiểm soát các tàu cá ra vào cảng Lạch Vạn, huyện Diễn Châu.

Bên cạnh đó, cơ sở hậu cần nghề cá được đầu tư, xây dựng. Việc nâng cấp, mở rộng một số cảng cá, bến cá được thực hiện quyết liệt, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng về neo đậu và tổ chức tốt các dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là khai thác hải sản xa bờ, đảm bảo chất lượng sản phẩm hải sản khai thác trên biển, các hình thức tổ chức sản xuất khai thác trên biển từng bước được đổi mới, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng ngư trường, vùng biển, tổ chức hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh, hỗ trợ khai thác tại các vùng biển xa bờ, đi đôi với việc đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân. 

Vùng ven bờ có các tổ đồng quản lý, nhằm thực hiện khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; vùng xa bờ có các tổ đội hợp tác tương trợ giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác. 

Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đầu tư xây dựng 4 công trình cảng cá, 7 bến cá, 5 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Có 691 cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản: Trong đó có 41 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá; 86 cơ sở buôn bán, sửa chữa máy tàu thủy; 85 cơ sở sửa chữa trang thiết bị tàu cá; 93 cơ sở sản xuất nước đá; 224 kho đông lạnh; 99 cửa hàng buôn bán ngư lưới cụ; 54 cơ sở bán trang thiết bị khai thác; 99 cơ sở cung cấp nhiên liệu cho tàu cá; 50 trạm biến áp phục vụ dịch vụ hậu cần nghề cá. 

Ổn định tình hình trên biển để bà con yên tâm vươn khơi

Hàng năm, các ngành chức năng Nghệ An đã tập trung tuyên truyền ngư dân chấp hành nghiêm quy định khai thác hải sản trên biển, các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhằm sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC; phổ biến kỷ thuật, kinh nghiệm, sản xuất, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; không mua bán, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, chất độc, xung kích điện khai thác hải sản; không trộm cắp ngư lưới cụ…, đa dạng hình thức, phương pháp. 

Cụ thể, thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền 618 buổi/ hơn 79.056 lượt người; cấp phát 5.000 tờ rơi tuyên truyền, 262 băng rôn, tờ bướm, 200 áp phích, 20.000 sổ tay tuyên truyền về pháp luật biển, đảo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn công trình biển; trao 2.000 ảnh Bác Hồ và 4.500 cờ Tổ quốc cho các phương tiện, ngư dân vươn khơi, bám biển.

Những chuyến biển cuối năm của ngư dân Diễn Châu, mang về những khoang cá đầy ắp.

Bên cạnh đó, xây dựng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng chục phòng sự, các tin bài về Luật Biên giới quốc gia; Luật Thủy sản 2017; Luật biển Việt Nam, Công ước Liên hợp Quốc về Luật biển 1982; chiến lược biển Việt Nam, Hiệp định phân định VBB; chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). 

Từ năm 2019 đến nay, qua công tác phối hợp nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng đã phát hiện 233 tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền khai thác hải sản, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam đảo Hòn Mê (Thanh Hóa) và Đông Bắc đảo Hòn Mắt từ 35 – 50 hải lý.

Tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, xua đuổi, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hoạt động xâm phạm chủ quyền, ổn định tình hình trên biển.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tuyến biển phối hợp với các lực lượng, ngành chức năng tuần tra, kiểm soát vùng biển 325 đợt/2.490 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia; kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập tại cửa sông, cửa lạch và tại các bến đậu, bãi ngang được hơn 157.000 lượt phương tiện/ 917.684 người. Đảm bảo an toàn vùng biển, để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, đánh bắt, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Bảo Trâm

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !