Thu hồi mỹ phẩm bán trên mạng chứa chất cấm, chưa được cấp phép
Cục Quản lý dược vừa có văn bản yêu cầu Shopee tiến hành thu hồi 3 sản phẩm mỹ phẩm chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép và chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Mỹ phẩm chứa chất cấm
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) thông báo vừa nhận được báo cáo kết quả kiểm nghiệm 3 sản phẩm mỹ phẩm nhãn ghi sản xuất tại Anh do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hải Dương mua trên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee để kiểm tra chất lượng gồm:
Dr Therapy Melasma - Best for spa Night cream, NSX: 16-5-2022; HSD 16-5-2025.
Dr Therapy Melasma - Best for spa Day cream, NSX: 16-5-2022; HSD: 16-5-2025.
Dr Therapy Melasma - Cream Perfect for spa, NSX: 5-1-2021; HSD: 4-1-2024.
Kểt quả kiểm nghiệm 3 sản phẩm trên đều cho thấy có chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép, không đáp ứng yêu cầu về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm.
Thành phần công thức sản phẩm ghi trên nhãn có chứa chất hydroquinone 2% là chất không được phép có trong sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da theo quy định.
Hiện 3 sản phẩm nêu trên cũng chưa được Cục Quản lý dược cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với mỹ phẩm nhập khẩu, không được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo chất lượng sản phẩm mỹ phẩm và chỉ lưu thông các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng các quy định hiện hành của pháp luật, Cục Quản lý dược đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm về 3 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và chưa được phép lưu thông trên thị trường.
Đồng thời phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng mỹ phẩm và người dân biết để không buôn bán, không sử dụng 3 sản phẩm nêu trên; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của 3 sản phẩm vi phạm nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.
Cẩn trọng khi mua mỹ phẩm qua mạng. |
Biến chứng vì mỹ phẩm trên mạng
Trước tình trạng bát nháo sản phẩm mỹ phẩm trên mạng, bác sĩ Nguyễn Tiến Thành – Phó trưởng Khoa laser và săn sóc da, Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị viêm da tiếp xúc do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mua trôi nổi trên mạng.
Mới đây nhất, BS Thành đã tiếp nhận cô gái đến khám vì viêm da tiếp xúc, bỏng rát, mặt sưng đỏ phù nề vì mua sản phẩm lột da sinh học. Bệnh nhân cho biết thấy trên mạng quảng cáo đây là cách làm đẹp an toàn, sau khi dùng sản phẩm lớp da nám, đỏ, mụn sẽ được lột sạch và thay thế lớp da mới mịn màng, căng bóng như da em bé.
Tuy nhiên, dùng xong 3 ngày hiệu quả chưa thấy cô gái vào viện vì da đỏ, bỏng rát. Các bác sĩ phải điều trị phục hồi da cho bệnh nhân.
Trường hợp khác là bệnh nhân nữ, 19 tuổi, sưng nề vùng mặt, mụn mủ, vảy tiết nhiều sau khi dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc đến khám. Đây chỉ là một trường hợp điển hình trong số rất nhiều trường hợp đến khám tại bệnh viện Da liễu trung ương do viêm da tiếp xúc với mỹ phẩm.
Qua lời giới thiệu của người thân và quảng cáo trên facebook, bệnh nhân đến một spa và được tư vấn mua bộ mỹ phẩm chăm sóc da điều trị mụn trứng cá gồm 12 sản phẩm, một số loại trong đó đựng trong chai thủy tinh không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng.
BS Thành cho biết với các sản phẩm làm đẹp trôi nổi trên mạng chưa được cấp phép dùng rất nguy hiểm. Thậm chí, nhiều sản phẩm để có hiệu quả nhanh, mong muốn da trắng, sáng người sản xuất không ngần ngại trộn thêm chất cấm, không được phép dùng như corticoid, chì, thuỷ nhân, kẽm, xianua.
Thậm chí, khi dùng người bệnh còn có thể gây ra tình trạng sẹo hoá và khi đó thì không thể điều trị phục hồi được.
Da mặt là một vùng da rất nhạy cảm và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Vì vậy, khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mọi người nên sử dụng của các hãng mỹ phẩm uy tín có nhãn mác và thành phần cấu tạo rõ ràng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Khi muốn điều trị các tình trạng trứng cá, tàn nhang, nám,.. nên đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được các bác sỹ thăm khám và kê đơn tránh các hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết.
Nếu mua trên mạng cần mua sản phẩm chính hãng, được các cơ quan chức năng cấp phép. BS Thành nhấn mạnh người tiêu dùng hãy trở thành người tiêu dùng thông thái tránh tiền mất, tật mang.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.