Cô gái đam mê loại trà lạ, sản xuất cầu kỳ, giá cũng không hề rẻ nhưng người sành đồ uống 'phát nghiền'

Sẵn niềm đam mê bất tận với kombucha, Nguyễn Thị Khánh Tâm (sinh năm 1989), một nữ nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, tự tìm tòi tài liệu nghiên cứu và làm ra hàng chục loại kombucha khác nhau.

Là dân ngoại ngữ, Nguyễn Thị Khánh Tâm có điều kiện tìm đọc các nghiên cứu về trà kombucha từ các tài liệu của nước ngoài. Cô gái này dành hẳn 3 năm để tìm hiểu và thử nghiệm. Sau những lần thử nghiệm để tự tin cho ra những ly trà kombucha hoàn hảo nhất, năm 2020 Khánh Tâm quyết định xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Kombucha là một loại trà lên men, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Loại trà này được tạo ra bằng cách bổ sung các chủng vi khuẩn đặc biệt, nấm men và đường vào trà đen hoặc trà xanh, sau đó trà được ủ, những chủng vi sinh vật này sẽ lên men trà trong một tuần hoặc lâu hơn.

 

{keywords}
Một số sản phẩm kombucha với tên “The Leaf” nhận được phản hồi tích cực từ thị trường

Trong quá trình này, vi khuẩn và nấm men tạo thành một lớp màng bao bọc nhìn giống như nấm trên bề mặt của trà. Đây là lý do tại sao kombucha còn được gọi là "trà nấm". Cả hai loại vi sinh vật này (vi khuẩn và nấm men) là một thể cộng sinh, và có thể được sử dụng để lên men tạo ra trà kombucha. Quá trình lên men tạo ra axit axetic (cũng được tìm thấy trong giấm) và một số hợp chất axit khác, một lượng cồn rất nhỏ và khí ga.

Các nghiên cứu cho thấy trà kombucha là một nguồn thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn probiotics. Kombucha chứa chất chống oxy hóa và có thể giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, giúp kiểm soát tốt hơn bệnh đái tháo đường type 2, thậm chí có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư.

Việc ủ và bảo quản trà kombucha đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhiều công đoạn khắt khe mới có thể cho ra sản phẩm tốt nhất. Do vậy, bên cạnh một số ít nhãn hàng kombucha đã có thương hiệu trên thị trường, không nhiều người chọn khởi nghiệp bằng trà kombucha.

Tuy nhiên, với niềm đam mê bất tận với kombucha, Nguyễn Thị Khánh Tâm (sinh năm 1989), một nữ nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, đã tự tìm tòi tài liệu nghiên cứu và làm ra hàng chục loại kombucha khác nhau.

Tuy nhiên, do quy mô còn khiêm tốn nên Khánh Tâm mới chỉ xác định đây là “nghề tay trái”, sản phẩm được thực hiện chủ yếu theo đơn đặt hàng, và công việc chính của cô vẫn là một nhân viên văn phòng. Dù vậy, “nghề tay trái” cũng khiến cô tất bật quanh năm và trở thành nguồn thu nhập chính cho cô.

Cho đến nay, Khánh Tâm đã sáng tạo ra hàng chục vị kombucha được khách hàng đón nhận gồm: vị dâu tây mix chanh dây, táo dâu tây, bạch liên bách nhật (hoa sen organic và hoa bách nhật), bạch liên thanh (hoa sen organic và hoa đậu biếc), mơ ngâm thực dưỡng, mận Mộc Châu, củ dền gừng, gừng, táo, hồi, quế, atiso đỏ, hoa hồng organic, hoa oải hương, thơm xoài,…

“Mình vẫn đang tiếp tục sáng tạo ra những vị mới theo cảm xúc và theo mùa vụ của trái cây, tất cả đều là kombucha organic. Các nhà cung cấp nguyên liệu hoa quả cho mình đều là những người kinh doanh hoa quả sạch từ vườn nên đều là sản phẩm sạch, không phun thuốc và không chất bảo quản. Đối tác cung cấp trái cây cũng đều là những người sành về kombucha cả.”, Nguyễn Thị Khánh Tâm chia sẻ.

Khánh Tâm chia sẻ về đam mê với trà kombucha: “Mình nâng niu, trân trọng từng chai kombucha dù đó là sản phẩm của mình hay của người khác. Nguyên liệu cho đến nay đang sử dụng đường hữu cơ và trái cây ngọt lành đến từ vườn không sử dụng thuốc diệt cỏ, không hóa chất, không chất bảo quản hoặc tốt nữa là trái cây trồng tự nhiên. Hiện tại mình làm vì đam mê, thiệt sự là đam mê, công sức bỏ ra quá nhiều, lời thì không dám lời nhiều để sản phẩm có thể đến tay được nhiều người hơn.”

Cũng bởi sự khắt khe theo tiêu chuẩn do chính mình tạo ra mà sản phẩm kombucha có giá cao hơn so với mặt bằng chung. Giá bán hiện tại khoảng từ 150.000 đến 180.000 đồng/chai 500ml. Trong đó, 180.000 đồng là giá bán đối với dòng sản phẩm có độ phức tạp và giá thành sản xuất cao như oải hương, hoa hồng, mận. Chẳng hạn như thời điểm này đang là mùa mận chín tại Mộc Châu (Sơn La), để làm ra mẻ trà kombucha vị mận, chị phải đặt mua quả mận từ đầu mối cung cấp ở miền Bắc, sau đó vận chuyển vào TP.HCM. Điều này khiến giá thành sản phẩm lên cao hơn so với các vị khác.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, Khánh Tâm hướng tới không chỉ làm sản phẩm organic mà còn là sản phẩm thân thiện với môi trường, nên 100% sản phẩm được đóng trong chai thủy tinh, loại chai có thể tái sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, khách hàng của cô cũng thuộc phân khúc trung và cao cấp.

Chai thủy tinh bền, an toàn cho người dùng, có thể tái sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ngoài ra bên mình cũng có chính sách thu lại vỏ chai cho khách. Kombucha được đóng trong chai thủy tinh nhưng lại là đồ uống đòi hỏi quy trình bảo quản khắt khe, nên dù có khách hàng ngoài Hà Nội hay các tỉnh phía Bắc đặt hàng nhưng mình đều phải từ chối. Kombucha nếu ship xa mà không bảo quản nhiệt tốt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm”, chị Khánh Tâm nói.

Cũng theo chia sẻ từ chị, nếu chỉ nhìn vào giá để so sánh thì sẽ “không ổn” bởi sản phẩm của chị làm có độ đậm đặc cao hơn so với các sản phẩm có tiếng trên thị trường.

Khách mua kombucha của tôi về thường phải lắc với đá hoặc pha thêm nước uống vì sản phẩm của mình làm khá đậm. Do đó nếu so ra thì bỏ ra số tiền 150.000 đến 180.000 đồng để mua một chai kombucha của mình, khách hàng vẫn có lợi hơn. Tuy nhiên mình vẫn luôn khuyên khách nên thử kombucha của nhiều nhà cung cấp khác nhau để biết được sản phẩm nào thích nhất.”

{keywords}
 

Theo Khánh Tâm, Kombucha về bản chất là trà lên men từ con giấm với trái cây/đường. Vị cuối cùng của thành phẩm sẽ là vị chua và ngọt. Quá trình ủ kombucha, mình phải canh ngày thành phẩm sao cho vị chua và ngọt cân bằng lẫn nhau chứ không bị chua quá hay ngọt quá. Mình hạn chế lượng đường và ủ đủ ngày chứ không thu hoạch quá sớm, cũng không thu hoạch quá muộn làm ảnh hưởng đến vị của sản phẩm. Nếu khách hàng thích uống loãng hơn hay giảm nhẹ vị chua của kombucha (đối với em bé, hoặc người ăn nhạt, ít chịu được chua, hay người có vấn đề về dạ dày, tiêu hóa) thì có thể hòa lẫn kombucha với nước trái cây, tùy theo sở thích.

{keywords}
Nguyễn Thị Khánh Tâm.

Nhu cầu tìm kiếm và sử dụng trà kombucha đã trở nên ngày càng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Thị trường kombucha hiện được chi phối bởi 5-6 thương hiệu lớn, trong đó có cả thương hiệu đến từ nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn các nhãn hàng này đều đóng lon với giá bán phổ biến từ 30.000 – 50.000 đồng/lon 240ml. Một số nhãn hàng sử dụng chai thuỷ tinh có giá bán dao động từ 54.000 – 270.000 đồng/chai tuỳ từng thương hiệu và vị kombucha.

Tuân Nguyễn

 

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.