Ngày Valentine, điểm danh những cặp vợ chồng tỷ phú giàu có nhất Việt Nam

Các gia đình tỷ phú giàu nhất Việt Nam hầu hết là những cặp vợ chồng cùng sở hữu tài sản thông qua nắm giữ cổ phiếu định giá giàu nhất sàn chứng khoán

Vợ chồng tỷ phú giàu nhất Phạm Nhật Vượng – Phạm Thu Hương

Giàu có và nổi tiếng nhất phải kể đến vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Phạm Thu Hương, một người là Chủ tịch HĐQT, người còn lại là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam.

{keywords}
Vợ chồng Phạm Nhật Vượng – Phạm Thu Hương

Ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương cùng tốt nghiệp đại học tại Đông Âu và lấy nhau năm 1993, cùng nhau khởi nghiệp bằng việc mở nhà hàng tại thành phố Kharkov, Ukraine, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990.

Giai đoạn những năm 1990, do khủng hoảng kinh tế tài chính, những kệ hàng trong siêu thị Kharkov trống không và người dân buộc phải mua nhiều loại sản phẩm bằng tem phiếu. Tận dụng cơ hội, ông Vượng sản xuất mỳ ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa. Sản phẩm của Technocom (tên doanh nghiệp sản xuất mì gói của vợ chồng ông Vượng) hoàn toàn xa lạ với Ukraine nhưng lại nhanh chóng được đón nhận. Technocom ra đời ngày 8/8/1993, ngày 8/8 sau này cũng được chọn là ngày thành lập tập đoàn Vingroup.

Sự xuất hiện của mỳ Mivina rất đúng thời điểm nên nhanh chóng trở nên phổ biến ở đất nước Ukraine. Chỉ trong vòng một năm, doanh số cán mốc 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này. Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine.

Từ thành công tại Ukraine, vợ chồng ông Vượng mở rộng nhà máy, tiếp đó đưa thương hiệu Mivina tới hơn 30 quốc gia khác trên toàn thế giới như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel... Ngoài sản phẩm đầu tiên là mỳ ăn liền, họ còn sản xuất khoai tây nghiền, thành lập nhà máy chuyên sản xuất gia vị, nhà máy chuyên đóng gói, là các công ty con của Tập đoàn Technocom, tiền thân của Vingroup hiện nay.

Từ năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng bắt đầu đầu tư về nước với việc mở 2 công ty bất động sản ở Việt Nam là Vinpearl năm 2000 và Vincom năm 2002.

Năm 2010, ông Vượng bán Technocom cho tập đoàn Nestle với mức giá không được tiết lộ. Thời điểm đó Technocom vẫn là một tên tuổi lớn trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh của Ukraine, có hai nhà máy ở Kharkov với doanh thu lên tới 100 triệu USD/năm.

Năm 2011, 2 công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần Vincom được sáp nhập lại bằng cách hoán đổi cổ phần. Đến giữa tháng 2/2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) phát hành thêm cho mục đích sáp nhập được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Cũng kể từ đó, vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng chính thức có tên trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Hiện tại, ông Vượng vẫn là người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản trị giá hơn 176 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, bà Phạm Thu Hương hiện đứng thứ 11 với tài sản trị giá gần 14 nghìn tỷ đồng.

Điều đặc biệt ở bà Phạm Thu Hương đó là việc bà trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành của Vingroup trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển của tập đoàn này. Đây là sự khác biệt lớn của bà so với vợ của nhiều đại gia khác tại Việt Nam.

Vợ chồng tỷ phú Trần Đình Long – Vũ Thị Hiền

Ông Trần Đình Long và bà Vũ Thị Hiền đều là cổ đông lớn của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và lần lượt nắm giữ vị trí thứ hai và thứ 10 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay. Tổng giá trị tài sản tạm tính của hai vợ chồng thông qua cổ phiếu HPG lên tới 70.500 tỷ đồng.

Giống như nhiều bà vợ tỷ phú khác, bà Vũ Thị Hiền là người kín tiếng và không xuất hiện công khai trước truyền thông. Người phụ nữ đang nắm trong tay khối tài sản hơn 15.000 tỷ đồng này hiện sở hữu hơn 328 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 7,3% vốn điều lệ tập đoàn. Mặc dù vậy bà không trực tiếp tham gia điều hành công việc tại tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam. Thay vào đó, bà Hiền âm thầm lui lại phía sau, nhường sân khấu lớn cho chồng.

Trong khi đó, ông Trần Đình Long (sinh năm 1961) hiện nắm giữ 26,08% vốn điều lệ của HPG. Thông qua Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong, nơi ông Trần Vũ Minh (con trai ông Long) là giám đốc thì gia đình ông Long còn sở hữu 2,1 triệu cổ phiếu HPG. Như vậy, khối tài sản sở hữu của gia đình ông Long tại Tập đoàn Hòa Phát giờ ở mức trên 1,500 tỷ cổ phiếu, tương đương 35% vốn doanh nghiệp này. Tính theo mức giá hiện tại của HPG, gia đình ông Long – bà Hiền đang sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 3,5 tỷ USD.

Vợ chồng tỷ phú Bùi Thành Nhơn – Cao Thị Ngọc Sương

{keywords}
Bà Cao Thị Ngọc Sương (áo đen bên trái) cùng chồng là ông Bùi Thành Nhơn.

Ông Bùi Thành Nhơn hiện là Chủ tịch HĐQT Nova Group, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Novaland (NVL). Với khối tài sản trị giá hơn 32 nghìn tỷ đồng thông qua việc sở hữu 21,57% vốn điều lệ tại NVL, ông Nhơn đang là người đứng thứ bảy trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Bà Cao Thị Ngọc Sương, vợ ông Nhơn, hiện đang đứng thứ 17 trong danh sách này vì cũng đang sở hữu lượng cổ phiếu NVL trị giá 8.200 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện tại.

Bà Cao Thị Ngọc Sương còn là cổ đông lớn tại Nova Consumer Group, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, vaccine cho vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.  

Nova Consumer có vốn điều lệ 1.088 tỷ đồng, trong đó bà Sương là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 8,77 triệu cổ phần, tương đương 8,06% vốn điều lệ công ty. Các cổ đông khác là những doanh nghiệp do bà Sương làm đại diện pháp luật cũng đang sở hữu hơn 80% vốn điều lệ tại Nova Consumer, doanh nghiệp đang chuẩn bị IPO vào đầu tháng 3 tới.

Vợ chồng tỷ phú Hồ Hùng Anh – Nguyễn Thị Thanh Thủy

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, là người giàu thứ 4 trên sàn chứng khoán với khối tài sản trị giá 39.700 tỷ đồng thông qua việc sở hữu cổ phần tại Techcombank và Masan Group.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cũng là cổ đông lớn của Techcombank. Với khối tài sản trị giá 10.000 tỷ đồng, bà Thủy và đang đứng thứ 13 trong danh sách những người giàu nhất. Khối tài sản này đến từ việc bà sở hữu hơn 5,5 triệu cổ phiếu MSN và 174 triệu cổ phiếu TCB.

Bà Thủy cũng là một người phụ nữ kín tiếng, lần xuất hiện hiếm hoi gần đây là vào năm 2019, Cổng thông tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, vào ngày 8/3/2019, tại chùa Huê Nghiêm, Hoà thượng Thích Trí Quảng đã có buổi trò chuyện, gặp gỡ với phật tử Hạnh Đặng - pháp danh của bà Nguyễn Thị Thanh Thủy. Tại buổi gặp mặt, với tư cách là một Phật tử, bà Thanh Thuỷ đã công đức số tiền 5 tỷ đồng vào quỹ đời sống tăng ni dành tặng cho các học sinh nội trú đang theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM.

Đây cũng là lần thứ hai bà Thanh Thủy cúng dường với ý nghĩa như trên. Theo đó, vào tháng 3/2018, bà Thủy đã từng đóng góp 5 tỷ đồng cho quỹ tăng ni tại Học viện, với tâm nguyện là tăng ni sinh viên có thể chuyên tâm tu học.

Vợ chồng tỷ phú Nguyễn Đăng Quang – Nguyễn Hoàng Yến

{keywords}
 

Song hành trên bước đường kinh doanh với ông Hồ Hùng Anh không thể thiếu ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group, nhưng song hành trên đường đời với ông Quang không thể thiếu bóng dáng vợ ông, bà Nguyễn Hoàng Yến.

Hai vợ chồng Nguyễn Đăng Quang – Nguyễn Hoàng Yến đang lần lượt đứng thứ năm và thứ 27 trong danh sách các tỷ phú chứng khoán. Tổng tài sản của hai vợ chồng thông qua sở hữu cổ phiếu tại TCB, MSN, MCH lên đến 45 nghìn tỷ đồng.

Ông Quang còn là Phó Chủ tịch Ngân hàng Techcombank, Tổng Giám đốc Masan Group, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo. Trong khi đó, bà Nguyễn Hoàng Yến được cho là người làm nên thành công đế chế nước chấm Nam Ngư hiện nay trong vai trò Phó TGĐ Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.

Bà Nguyễn Hoàng Yến đóng góp lớn tại Masan Consumer từ những ngày đầu tiên thành lập. Và đến giờ Masan Consumer đã trở thành một ông lớn của ngành hàng tiêu dùng. Hàng loạt các nhãn hàng nổi tiếng gồm: Chinsu, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, VinaCafe, Wake-up, Vĩnh Hảo, Kachi…, đều thuộc quyền sở hữu của công ty Masan Consumer.

Ngoài những cặp vợ chồng giàu có và nổi tiếng kể trên, thị trường chứng khoán Việt Nam còn có nhiều cặp vợ chồng khác, trong đó tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản.

Hiền Anh

Cổ phiếu thép thiết lập lại trật tự, ông chủ Hòa Phát lấy lại vị trí thứ hai người giàu

Cổ phiếu thép thiết lập lại trật tự, ông chủ Hòa Phát lấy lại vị trí thứ hai người giàu

Thị trường chứng khoán vừa tăng điểm trong phiên thứ hai liên tiếp của năm Nhâm Dần 2022 với mức tăng nhẹ 3,33 điểm (0,22%) lên 1.500,99 điểm của VN-Index.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?