Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu trái cây của HTX với các thị trường nước ngoài tiềm năng

Hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã trực tiếp kết nối tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản đã thúc đẩy tiêu thụ và giá trị nông sản, giảm tình trạng dư thừa, khó tiêu thụ trong đại dịch

Ngày 08/10/2021, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu trái cây của hợp tác xã với các thị trường nước ngoài tiềm năng”.

Hội nghị diễn ra với hình thức trực tuyến, điểm cầu chính tại Hội trường của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam kết nối với các điểm cầu trong và ngoài nước. Hội nghị có sự tham dự của 300 đại biểu trong và ngoài nước gồm Tham tán thương mại các nước Anh, Trung Quốc, Nga, Australia, Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Pakistan, Các tiểu vương quốc Ả rập thốn nhất, hơn 200 hợp tác xã sản xuất trái cây trong nước và 40 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây trong và ngoài nước.

{keywords}
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam chủ trì hội nghị Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu trái cây của HTX với các thị trường nước ngoài tiềm năng

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, thời gian qua, Liên minh HTX Việt Nam đã huy động các nguồn lực hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả thị trường. Hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm kết nối người sản xuất là các HTX với các nhà phân phối, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID như Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh và 19 tỉnh thành phía Nam. Qua đó, đã kết nối tiêu thụ hàng ngàn tấn nông sản của thành viên trong thời gian ngắn, góp phần giảm tình trạng ứ đọng, giảm giá trị nông sản. 

“Để các HTX sản xuất trái cây tiếp cận trực tiếp với thị trường thế giới, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu trái cây của các HTX với các thị trường xuất khẩu tiềm năng năm 2021; kết nối đồng thời với nhiều thị trường trong nước và nước ngoài. Hội nghị sẽ là cầu nối cho các HTX sản xuất trái cây và các sản phẩm từ trái cây có cơ hội được mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt được thông tin chính xác và nhanh nhất về các thị trường xuất khẩu tiềm năng, gặp gỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây trong và ngoài nước, vừa duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung quốc, Nhật bản, châu Âu, vừa đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mới như Tây Á, Nam Á, để từ đó có định hướng cho các HTX từ khâu sản xuất nhằm đảm bảo quy cách về sản lượng và chất lượng sản phẩm’ – Ông Nguyễn Ngọc Bảo chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Cường, nhu cầu thị trường toàn cầu cho trái cây dự báo tăng 8,2% mỗi năm từ 2019 đến năm 2025 và đạt tới 585,25 tỷ USD vào năm 2025. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hàng rau quả của thế giới quý I/2021 đạt 70,1 tỷ USD, tăng 5% so với quý I/2020.

Đặc biệt, với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –EU (EVFTA), rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi nhiều nhất bởi 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ. 

{keywords}
Hội nghị trực tuyến có sự tham dự của 300 đại biểu trong và ngoài nước nhằm kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu trái cây của HTX với các thị trường nước ngoài tiềm năng

Những điều đó cho thấy, cơ hội đang rộng mở để đưa trái cây Việt Nam ra với thị trường thế giới và Hội nghị hôm nay sẽ góp phần giúp các HTX sản xuất trái cây Việt Nam tiếp cận và dần đưa cơ hội thành hiện thực. Tại Hội nghị các HTX được trao đổi, chia sẻ thông tin về tiềm năng, thế mạnh sản phẩm trái cây của mình; được tiếp cận, nắm bắt thông tin đầy đủ, chính xác từ các vị Tham tán thương mại Việt Nam tại các thị trường tiềm năng, bao gồm cả các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và thị trường mới Tây Á, Nam Á; được tiếp cận, trao đổi, hợp tác, kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm trái cây với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây trong và ngoài nước.

Tham luận tại hội nghị, ông Dương Hoàng Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga, cho hay với dân số gần 150 triệu người, Nga là thị trường tiêu thụ trái cây hàng đầu tại khu vực Đông Âu. Hơn nữa, Nga nhập khẩu hầu hết các loại trái cây tươi nhiệt đới và sản phẩm trái cây từ châu Á, Nam Mỹ, châu Phi...

Năm 2020, Nga nhập khẩu hạt điều với tổng trị giá 80,3 triệu USD, chuối 1,12 tỷ USD, xoài, ổi, măng cụt tươi (chủ yếu là xoài) 73,6 triệu USD, xoài, ổi, măng cụt sấy (chủ yếu là xoài) 9,9 triệu USD, bưởi 76,2 triệu USD, chanh 228 triệu USD...

Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu mà Nga là thành viên chủ chốt có hiệu lực từ tháng 10/2016, kim ngạch xuất khẩu trái cây và các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang Nga tăng nhanh, nhưng phần lớn vẫn còn chiếm thị phần khiêm tốn trên thị trường Nga.

Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng trái cây của Việt Nam sang Liên bang Nga có tăng trưởng mạnh kể từ khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu, nhưng còn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong nhập khẩu các mặt hàng này của Nga.

Qua trao đổi với các doanh nghiệp nhập khẩu, những nguyên nhân chủ yếu làm trái cây Việt Nam chưa cạnh tranh cao trên thị trường nước ngoài gồm chất lượng, kích cỡ trái cây chưa đồng đều, khó có thể thu mua được với khối lượng lớn; công nghệ bảo quản sau thu hái chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng để xuất khẩu, tiêu thụ tại thị trường; chi phí vận tải cao; diện mặt hàng chưa đa dạng và chủ yếu ở dạng tươi, sấy, dạng nước chưa có nhiều.

Để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và mở rộng diện mặt hàng trái cây từ Việt Nam sang Nga, Thương vụ Nga khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động khảo sát thị trường, tham quan/tham gia các triển lãm chuyên ngành thực phẩm tại Liên bang Nga, đặc biệt là World Food Moscow (tháng 9 hàng năm), Prodexpo (tháng 2 hàng năm),… để nắm tình hình thị trường, xu hướng tiêu thụ trái cây và sản phẩm trái cây… của người dân Nga, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thực tế cho thấy phần lớn doanh nghiệp đã thành công trong thâm nhập thị trường Nga thông qua việc tham dự các hội chợ/triển lãm như hạt điều, đồ uống, xoài sấy, càphê…

Theo Thương vụ, các mặt hàng của ta như chuối, vải, thanh long… Nếu làm công tác thị trường tốt sẽ có rất nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sang Nga. Thương vụ chưa thấy có hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Nga dự triển lãm.

{keywords}

Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa các hợp tác xã sản xuất trái cây với các công ty xuất nhập khẩu quốc tế.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách khuyển khích để các hợp tác xã, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo trái cây có kích cỡ, màu sắc tương đồng, chất lượng đồng đều. Đầu tư vào khâu kỹ thuật đóng gói, công nghệ bảo quản sau thu hoạch từ thu hái, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ để đảm bảo chất lượng trong cả chuỗi cung ứng, để trái cây Việt có thể giữ được chất lượng lâu hơn so với hiện nay.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục mở rộng diện mặt hàng đặc biệt là các sản phẩm sấy, nước quả với chất lượng, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Theo ông Lê Tiến Lợi, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Sơn La, từ đầu năm đến nay tỉnh Sơn La đã tổ chức xuất khẩu các sản phẩm xoài sang thị trường Trung quốc, xuất khẩu thanh long sang thị trường Liên bang Nga, xuất khẩu nhãn sang thị trường EU và Vương quốc Anh…

Với trọng tâm phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La là ưu tiên phát triển cây ăn quả gắn với thế mạnh của từng địa phương, chính vì vậy bài toán đầu ra và xuất khẩu các sản phẩm trái cây rất được tỉnh chú trọng và quan tâm.

Bởi vậy, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Sơn La sẽ cùng với các đơn vị, tổ chức và cá nhân kết nối và sẵn sàng là cầu nối giữa tổ chức, cá nhân với các đơn vị hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị cũng diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ giữa các hợp tác xã sản xuất trái cây với các công ty xuất nhập khẩu quốc tế.

Tính đến tháng 9/2021, cả nước có 26.593 HTX (17.363 HTX nông nghiệp, 8.042 HTX phi nông nghiệp, 1.188 quỹ TDNN), 106 liên hiệp HTX và 119.670 tổ hợp tác, thu hút hơn 8 triệu thành viên tham gia, trong đó chủ yếu là đại diện hộ gia đình, tác động đến đời sống và thu nhập của khoảng 30 triệu người, đóng góp trực tiếp vào GDP trung bình khoảng 4,8%, đóng góp trực tiếp và gián tiếp gần 30% GDP. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành hàng trái cây là thế mạnh và có nhiều tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. 

Theo khảo sát của Liên minh HTX Việt Nam, tỷ trọng sản lượng lương thực, thực phẩm và nông sản chủ lực khác do các HTX sản xuất so với tổng sản lượng của các địa phương và cả nước chiếm khoảng 25%-75%; trong đó, trái cây chiếm 55%. Diện tích trồng trái cây trong cả nước cụ thể cho từng loại như sau: Thanh long 65.243 ha, xoài 111.582 ha, chuối 147.799 ha, dứa 45.997 ha, nho 1.289 ha, sầu riêng 71.282 ha, mãng cầu 24.143 ha, mít 58.510 ha, măng cụt 7.582 ha, ổi 19.406 ha, vú sữa 5.578 ha, chanh leo 8.693 ha, bơ 24.920 ha, cam 96.530 ha, quýt 20.554 ha, chanh 40.043 ha, bưởi 98.050 ha, mận 15.679 ha, nhãn 80.208 ha, vải 52.321 ha, chôm chôm 22.925 ha.

Mục tiêu đến năm 2030 theo Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 ban hành theo Quyết định số 417/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Sản xuất và chế biến rau quả phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững, đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu thụ; có trình độ công nghệ tiên tiến được gắn với các vùng sản xuất rau quả tập trung, sản lượng hàng hóa lớn; sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cao; góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới; giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8 đến 10 tỷ USD.Hiện nay, trái cây Việt Nam đã có mặt tại 60 quốc gia trên thế giới.

PV

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.