Bắc Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 50 doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP

Bắc Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có tối thiểu 150 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao.

Theo Ban chỉ đạo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh, năm 2018 là năm đầu tiên Bắc Ninh cũng như nhiều tỉnh, thành trên cả nước triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh bước đầu đã đạt được những kết quả, tạo sức lan tỏa. Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của tỉnh không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp và có nhiều chuyển biến rõ rệt về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu…

Tháng 9/2020, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh: Có 16 chủ thể đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm (gồm: 7 doanh nghiệp; 6 Hợp tác xã; 3 hộ sản xuất kinh doanh) với 36 sản phẩm. Qua đánh giá, phân hạng có 33 sản phẩm của 15 chủ thể OCOP đủ điều kiện được UBND tỉnh công nhận kết quả.

{keywords}
Bánh phu thê Đình Bảng - Bắc Ninh là một trong những sản phẩm đại diện OCOP.

Cụ thể, có 3 sản phẩm hạng ba (3 sao), 30 sản phẩm hạng bốn (4 sao). Mặc dù chưa có sản phẩm nào đạt chuẩn OCOP 5 sao nhưng với sự hỗ trợ của các ngành, địa phương và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất; trong danh mục sản phẩm OCOP của tỉnh đã có 33 sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao; qua đó, giúp sản phẩm được đảm bảo về chất lượng, mẫu mã, bao bì và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Để có được kết quả trên trong những năm qua các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều cố gắng tổ chức thực hiện Chương trình. Cụ thể, có nhiều nội dung hỗ trợ cho các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP như hỗ trợ 100% kinh phí lần đầu cho cơ sở sản xuất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc VietGAP, GMP, GlobalGAP, sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ nằm trong vùng quy hoạch của địa phương (bao gồm kinh phí tư vấn, thẩm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), tổng mức hỗ trợ không quá 80 triệu đồng/giấy chứng nhận.

Hỗ trợ các tổ chức cá nhân nằm trong vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và chương trình OCOP được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư, đổi mới trang thiết bị, dụng cụ tiên tiến, nghiên cứu cải tiến, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ 50% chi phí mua vật tư xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính và các thiết bị tự động hóa quá trình sản xuất (Xây dựng nhà lưới mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/tổ chức, cá nhân; xây dựng nhà màng, nhà kính và các thiết bị tự động hóa mức hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/tổ chức, cá nhân);

Hỗ trợ 30% kinh phí mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm và bảo vệ môi trường có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/máy móc, thiết bị hoặc 50% kinh phí cho các máy móc, thiết bị có giá trị dưới 50 triệu đồng.

Các tổ chức, cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương thức ứng trước vốn và thu mua sản phẩm nếu thực hiện đúng hợp đồng được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay ứng trước theo hợp đồng (lãi suất vốn vay được tính bằng mức lãi suất chung do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay vốn).

Hỗ trợ 1 lần 100% kinh phí xây dựng nhãn hiệu sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh, mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/cơ sở. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, được hỗ trợ 100% kinh phí lần đầu để mua tem phục vụ truy xuất nguồn gốc, nhưng không quá 50 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ trong tỉnh được hỗ trợ 10 triệu đồng/1 tổ chức, cá nhân/lần tham gia, hội chợ ngoài tỉnh được hỗ trợ 20 triệu đồng/1 tổ chức, cá nhân/lần tham gia, hội chợ ngoài nước được hỗ trợ 40 triệu đồng/1 tổ chức, cá nhân/lần tham gia.

Bên cạnh công tác tập huấn tuyên truyền, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã tổ chức khảo sát, hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm tiềm năng đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Năm 2019, toàn tỉnh có 25 sản phẩm đăng ký tham gia và năm 2020 có 24 sản phẩm đăng ký tham gia. Để công tác chuẩn hóa sản phẩm Chương trình OCOP được thuận lợi, Bắc Ninh đã lựa chọn và giới thiệu 2 đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Hoàng Anh và Công ty cổ phần Sông Đà - Kinh Bắc để giúp các chủ thể hoàn thiện tiêu chí còn thiếu so với Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP được quy định tại Quyết định 1048 của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm được đặt nên hàng đầu, trong những năm qua Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý an toàn thực phẩm tỉnh giúp các chủ thể hoàn thiện phân tích chất lượng sản phẩm, lập hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm. Qua đó, 100% sản phẩm Chương trình OCOP của tỉnh đều được phân tích chất lượng, lập hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật.

Để giúp các chủ thể quảng bá giới thiệu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong những năm qua tỉnh đã chú trọng công tác xúc tiến thương mại. Đồng thời, đã áp dụng công nghệ, chuyển đổi số trong triển khai Chương trình OCOP. Năm 2020, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh đã ký hợp đồng thuê phần mềm quản lý và đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP - Việt Nam của Công ty cổ phẩn Sông Đà - Kinh Bắc để đánh giá, phân hạng sản phẩm, qua đó giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm được thuận tiện, chính xác và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, để động viên kịp thời các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2020, nhằm khuyến khích các chủ thể phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP trong những năm tiếp theo, UBND tỉnh quyết định thưởng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm được chứng nhận đạt 3 sao, 4 sao Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2020, với tổng số tiền là 960 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Qua đó thưởng cho chủ thể số tiền 20 triệu đồng/sản phẩm đạt 3 sao, 30 triệu đồng/sản phẩm đạt 4 sao.

Nhận thấy Chương trình OCOP là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP xác định mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 50 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP, tối thiểu 150 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao; triển khai khoảng 2 mô hình làng văn hoá du lịch; xây dựng 1 Trung tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Thảo Nguyên

Xe 7 chỗ Suzuki Grand Vitara 2003 hiếm gặp giá hơn 200 triệu đồng

Với mức giá chỉ 238 triệu đồng, chiếc xe Suzuki Grand Vitara 2003 cấu hình 7 chỗ, thiết kế rộng rãi có thể là lựa chọn đáng cân nhắc dành cho những ai đang có nhu cầu mua ô tô cũ.

Long An tìm nhà đầu tư hai khu đô thị gần 1,5 tỷ USD

Dự án khu đô thị hơn 28.000 tỷ đồng ở huyện Đức Hòa và khu đô thị hơn 7.100 tỷ đồng ở TP Tân An (tỉnh Long An) đang tìm nhà đầu tư.

Thiếu điện do thừa... thủ tục, đáng ra Việt Nam đã dư điện để xuất khẩu

TS. Trần Đình Thiên cho rằng, tình trạng thiếu điện như hiện nay quả là câu chuyện không đáng có, là do tầm nhìn thiếu hệ thống, thủ tục rườm rà. Đáng ra, chúng ta hoàn toàn có thể xuất khẩu được điện.

Cắt điện đột ngột, nghìn con gà lăn ra chết, chủ trại thất thần lâm nợ

Do bị cắt điện đột ngột, chủ trang trại ở Nghệ An bị thiệt hại cả trăm triệu đồng, rơi vào cảnh nợ nần.

Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, ‘Shark’ Thuỷ nói gì?

Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, ‘Shark’ Thuỷ vừa có văn bản giải trình, hứa sớm khắc phục.

VietinBank tổ chức Giải chạy trực tuyến “35 năm Khát vọng tầm cao mới”

Hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập, VietinBank chính thức khởi động sân chơi mới - giải chạy trực tuyến “35 năm Khát vọng tầm cao mới” từ ngày 15/6/2023.

FWD và Be Group: Mô hình hợp tác khác biệt trên thị trường bảo hiểm nhân thọ

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam - một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ dẫn đầu về công nghệ và trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam vừa chính thức công bố mối quan hệ hợp tác với Công ty Cổ phần Be Group.

Miền Bắc sẽ giảm cắt điện nhờ có thêm 1.000 MW công suất

Ngày 10/6, công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện do đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW công suất.

Lo mất thêm 1.920 MW thủy điện Hòa Bình

"Khi thủy điện Hòa Bình về mực nước chết thì chúng ta sẽ mất 1.920 MW nữa. Tình hình lúc ấy sẽ rất khó khăn và căng thẳng hơn rất nhiều", đại diện A0 lo ngại.

'Vua tôm', 'nữ hoàng cá tra' gặp khó

Hai doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thuỷ sản được ví như 'vua tôm', 'nữ hoàng cá tra' hạ mức chỉ tiêu lợi nhuận năm 2023 trong bối cảnh nhiều khó khăn ở phía trước.