Thị trường chứng khoán: Kỳ vọng tháng 8

VN-Index sau khi lùi xuống 1.150 điểm trong tuần đầu tháng 7 đã có diễn biến khả quan hơn, cuối tháng đóng cửa trên ngưỡng 1.200 điểm, kỳ vọng chỉ số đã tạo được vùng đáy ngắn hạn.

Đáy quanh 1.150 điểm: Quá tam ba bận?

Đợt lao dốc từ đỉnh trên 1.500 điểm của VN-Index trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2022, xuống gần 1.150 điểm, khiến nhiều nhà đầu tư lỗ lớn. Tâm lý thận trọng bao trùm dẫn đến thanh khoản sụt giảm, bởi chỉ số hồi phục kỹ thuật rồi lại “quay xe”, đến nay đã có thêm 2 lần lui xuống kiểm tra vùng đáy 1.150 điểm, tương đương mức điểm tháng 3/2021.

Điểm tích cực là mức độ biến động của thị trường không còn lớn như trước và các phiên tăng giảm giá đan xen nhau nhiều hơn, VN-Index đóng cửa phiên 29/7 tại 1.206,33 điểm.

Đáng lưu ý, tuần cuối tháng 7, thị trường đón nhận thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất, từ 1,5 - 1,75%/năm lên 2,25 - 2,5%/năm, nhưng VN-Index vẫn tăng điểm, đồng pha với sắc xanh của thị trường chứng khoán Mỹ và không ít thị trường khác trên thế giới.

Thực tế, quyết định này của Fed đã được dự báo từ trước và nhà đầu tư dần quen với chính sách tiền tệ thắt chặt của các ngân hàng trung ương.

Trong khi đó, giá dầu giảm và phát biểu của Chủ tịch Fed “có thể giảm tốc các đợt tăng lãi suất sau khi đánh giá tác động của quá trình điều chỉnh chính sách tới nền kinh tế và lạm phát” làm vơi bớt lo ngại của các nhà đầu tư về nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái do các biện pháp mạnh tay kiềm chế lạm phát.

Trước đó, ngưỡng 1.200 điểm của VN-Index được nhiều chuyên gia đánh giá là kháng cự mạnh, nhưng chỉ số cũng ít có khả năng giảm sâu hơn.

Các nhịp tăng điểm và điều chỉnh trong vùng 1.150 - 1.200 điểm có thể tái diễn, giúp nhà đầu tư không quá hưng phấn hay bi quan và có thời gian để thích nghi với những mốc điểm mới của thị trường trong tương lai.

Thị trường “lình xình” vì dòng tiền luân chuyển nhanh giữa các nhóm ngành và nhóm cổ phiếu riêng lẻ, nương theo kết quả kinh doanh quý II/2022 và triển vọng quý III, trong bối cảnh thị trường chung bị tác động bởi các yếu tố như lạm phát, lãi suất, tỷ giá...

Giai đoạn 2020 - 2021, đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, hầu hết ngân hàng trung ương phải tăng cung tiền để giải quyết những khó khăn do dịch bệnh gây ra (đơn cử, Mỹ đã in tiền với quy mô lên tới 29% GDP) và lãi suất được giữ ở mức thấp nhằm hỗ trợ kinh tế tăng trưởng. Tiền rẻ là động lực chính giúp thị trường chứng khoán tăng điểm.

Khi giá năng lượng và lương thực, thực phẩm tăng vọt, nhất là sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022, các ngân hàng trung ương dần thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, điển hình là Fed, nhằm kiềm chế lạm phát. Thời kỳ tiền rẻ không còn, kinh tế thế giới đối mặt với lạm phát cao và nhiều yếu tố bất định khác nên thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm kể từ đầu tháng 4.

Tại thị trường Việt Nam, VN-Index hiện có mức giảm trên 20% so với đỉnh, nhưng không ít mã cổ phiếu mất giá 30 - 40%, thậm chí trên 50%, giúp mức định giá P/E trở nên hấp dẫn so với thị trường các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Đặc biệt, kinh tế Việt Nam là điểm sáng trên toàn cầu khi đang trên đà hồi phục mạnh mẽ. GDP quý I/2022 tăng 5,03%, quý II tăng 7,72% (cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2021) và quý III được Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021, cả năm 2022 tăng khoảng 6,7% (năm 2021 tăng 2,58%).

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ngày 26/7 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, từ mức dự báo 3,6% đưa ra hồi tháng 4.

Trong phiên 28/7/2022, điểm số và thanh khoản sàn HOSE có diễn biến tích cực, VN-Index tăng 1,43%, giá trị giao dịch ghi nhận trên 15.000 tỷ đồng, tăng 50% so với phiên liền trước, khối ngoại mua ròng 675,6 tỷ đồng. Một số nhà đầu tư cho rằng, đây là phiên bùng nổ theo đà (Follow Through Day), báo hiệu thị trường đã tạo đáy, tức khả năng chỉ số giảm xuống dưới 1.150 điểm ít xảy ra, mở ra cơ hội đầu tư an toàn hơn.

VN-Index có thể tiếp tục diễn biến khả quan, hoặc tích lũy quanh ngưỡng 1.200 điểm để tạo đà tiến lên các mức điểm cao hơn.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, VN-Index đã vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.200 điểm trong bối cảnh dòng tiền nhìn chung vẫn trong tình trạng suy yếu, thanh khoản của thị trường còn rất thấp và giá có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu.

Mặc dù vậy, độ rộng thị trường (Market Breadth) đang có chiều hướng tích cực, nên chỉ số có thể tiếp tục diễn biến khả quan, hoặc tích lũy quanh ngưỡng 1.200 điểm để tạo đà tiến lên các mức điểm cao hơn.

Cơ hội đầu tư tháng 8

Tính đến cuối tháng 6/2022, số dư tiền mặt trong tài khoản nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng, giảm gần 30.000 tỷ đồng so với mức kỷ lục cuối quý I.

Ghi nhận của phóng viên Đầu tư Chứng khoán ở một số công ty chứng khoán lớn, hiện tại (29/7), số dư tiền mặt của nhà đầu tư nhưng không biến động nhiều so với cuối tháng 6, cho thấy động thái “mai phục”, chờ cơ hội đẩy mạnh giải ngân, chứ không rút ra khỏi thị trường.

Về cơ hội đầu tư trong tháng 8/2022, ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Smart Invest nhìn nhận, một số nhóm cổ phiếu đang có lợi thế so với các nhóm khác.

Thứ nhất là nhóm dệt may (MSH, TNG…). Biên lợi nhuận nhóm này dự kiến sẽ được cải thiện nhờ chi phí xuất khẩu và giá sợi cotton hiện có mức giảm khoảng 35% so với đỉnh.

Nhiều doanh nghiệp không còn đơn thuần thực hiện gia công theo phương thức CMT (đơn vị gia công thực hiện cắt, may và hoàn thiện sản phẩm, còn bên thuê gia công cung cấp nguyên phụ liệu...) mà thực hiện thêm các đơn hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), sẽ góp phần làm tăng biên lợi nhuận.

Ngoài ra, năm 2022 không có chi phí chống dịch Covid-19 như xét nghiệm, cách ly, hoạt động 3 tại chỗ như nửa cuối năm 2021.

Thứ hai là nhóm ngân hàng, do định giá đã điều chỉnh sâu, về mức thấp so với lịch sử. Các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2022 cho thấy mức tăng trưởng lợi nhuận nhìn chung vẫn tích cực, biên lãi ròng (NIM) duy trì ở mức cao, chi phí vốn thấp, nợ xấu tăng nhẹ nhưng chủ động trích lập dự phòng…

Thứ ba là nhóm đầu tư công. Giá trị các dự án đầu tư công đến năm 2026 rất lớn, nếu số liệu giải ngân đầu tư công tích cực có thể giúp cổ phiếu nhóm ngành này thu hút dòng tiền như HHV, C4G, HBC, FCN…

Theo bà Nguyễn Bỉnh Thanh Giao, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán ACB, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mặt bằng giá thấp trong lịch sử, với chỉ số P/E của VN-Index ở mức 13 lần và thị giá cổ phiếu nhiều nhóm ngành đã suy giảm 40 - 70% so với đầu tháng 4/2022 (xây dựng và vật liệu xây dựng, ngân hàng, bất động sản). Đây là yếu tố hấp dẫn đầu tư trong trung và dài hạn.

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, tính đến ngày 26/7/2022 có 590 doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh quý II/2022, tương ứng với 34,2% tổng số cổ phiếu và 28,3% giá trị vốn hóa toàn thị trường. Theo đó, trong quý II/2022, tổng doanh thu và lợi nhuận lần lượt tăng 25,3% và 17,9%; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận tăng 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp chứng khoán, bất động sản đầu tư cổ phiếu lỗ đậm hàng trăm tỷ đồng

Doanh nghiệp chứng khoán, bất động sản đầu tư cổ phiếu lỗ đậm hàng trăm tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp bất động sản, chứng khoán đầu tư cổ phiếu đã lỗ đậm hàng trăm tỷ đồng.

Theo ĐTCK

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.

BAT Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

British American Tobacco (BAT) Việt Nam vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững 2022, tiên phong thực hiện báo cáo về ESG với những mục tiêu, cách tiếp cận, sáng kiến và lộ trình phù hợp với thị trường Việt Nam.