'Chim ưng đêm' F-117 của Mỹ và những thăng trầm lịch sử

Lockheed F-117A Nighthawk là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Mỹ và đã trải qua nhiều thăng trầm kể từ khi ra đời đến lúc kết thúc hoạt động.

Lockheed F-117A Nighthawk (Chim ưng đêm) của Mỹ là máy bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình và Không quân Mỹ là lực lượng duy nhất sử dụng loại máy bay này. Nhiều đánh giá cho rằng, mục đích của Mỹ trong việc chế tạo máy bay F-117 chủ yếu là để phục vụ Chiến tranh Vùng Vịnh. Sở dĩ có những đánh giá này là do, F-117 chỉ thực sự “tỏa sáng” trong cuộc chiến này.

Tuy nhiên, một tài liệu được giải mật của Không quân Mỹ mới đây do tạp trí Military Watch đưa ra đã hé lộ thực sự mục đích của việc Mỹ chế tạo máy bay F-117 và toàn bộ quá trình chế tạo “ly kỳ” của máy bay này.

{keywords}
Máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed F-117A Nighthawk đầu tiên của Mỹ. Nguồn: Sina.

Lịch sử ra đời mang nhiều tranh cãi

Vào những năm thập niên 1960, khái niệm về “tàng hình” đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học thế giới. Nhà khoa học Pyotr Yakovlevich Ufimtsev tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Vô tuyến Trung ương thuộc Liên Xô được coi là “cha đẻ” trong lĩnh vực này. Năm 1954, Pyotr Yakovlevich Ufimtsev đã tìm hiểu về sự phản xạ của sóng điện từ và đã viết rất nhiều bài báo quan trọng về cách sóng vô tuyến phản xạ từ vật thể hai chiều và ba chiều. Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất là hình dạng vật thể quyết định tín hiệu phản xạ sóng vô tuyến, chứ không phải kích thước của nó.

Đến năm 1962, Ufimtsve đã xây dựng mô hình toán học để giải các vấn đề nhiễu xạ tần số cao trong bài viết có tựa đề "Phương pháp Sóng cạnh trong Lý thuyết Vật lý Nhiễu xạ" trong tạp chí của Viện Kỹ thuật Radio Moscow. Phương pháp này cho phép tính toán mô hình nhiễu xạ của sóng radar từ máy bay, cũng như giúp thiết kế những hình dạng không phản xạ sóng radar trở lại nguồn phát, khiến phi cơ gần như biến mất khỏi màn hình radar. Các công trình nghiên cứu của Ufimtsev đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, mở đường cho việc thiết kế các mẫu máy bay tàng hình.

Vào những năm 1970, khi một nhà phân tích của Lockheed thu được các tài liệu mật của Ufimtsve thông qua hàng loạt hoạt động tình báo công nghệ, nhất là một công trình nghiên cứu quan trọng của Ufimtsev. Lockheed đã ngay lập tức sử dụng nghiên cứu của Ufimtsev để lập trình siêu máy tính nhằm xây dựng mô hình tín hiệu phản xạ radar của máy bay chiến đấu. Khi đó, ý tưởng ban đầu về F-117 Nighthawk đã ra đời.

{keywords}
Sơ đồ chế tạo Lockheed F-117A Nighthawk. Nguồn: Sina.

Quyết định sản xuất F-117A được đưa ra năm 1973, và một hợp đồng đã được trao cho Lockheed Advanced Development Projects, thường được gọi là "Skunk Works," tại Burbank, California. Chương trình do Ben Rich chỉ đạo. Ngày 18/6/1981, chuyến bay đầu tiên của mẫu YF-117A, số sêri 79-0780, được thực hiện tại Hồ Groom, bang Nevada, chỉ 31 tháng sau quyết định phát triển toàn diện. Sự thành công này như một đòn giáng mạnh vào Liên Xô, bởi khi đó, F-117 là máy bay tàng hình duy nhất trên thế giới được Mỹ chế tạo, nhưng lại dựa trên những nghiên cứu quan trọng của Liên Xô.

Chiếc F-117A được giao lần đầu năm 1982, khả năng hoạt động được hoàn thiện tháng 10 năm 1983, và chuyến giao hàng cuối cùng vào mùa hè năm 1990. Không quân phủ nhận sự tồn tại của loại máy bay này cho tới tận năm 1988, sau đó vào tháng 4/1990 một chiếc đã được trưng bày trước công chúng tại Căn cứ Không quân Nellis, Nevada.

Mục đích chế tạo F-117 cũng là nhằm xâm nhập mạng lưới phòng không dày đặc và phức tạp nhất trên thế giới do Liên Xô tạo ra, chứ không phải là để phục vụ Chiến tranh vùng Vịnh như nhiều đánh giá trước đây.

Tại sao Mỹ lại chế tạo F-117 để nhằm vào Liên Xô?

Trong những năm cuối thập niên 80, hệ thống phòng không mới của Liên Xô làm cho các siêu máy bay Mỹ khi đó như máy bay ném bom B-52H và B-1B, máy bay chiến đấu tấn công F-111 phải “bó tay”. Không lâu trước khi F-117 đi vào biên chế, Liên Xô đã được trang bị hai máy bay đánh chặn hạng nặng thế hệ thứ tư tiên tiến là MiG-31 và MiG-25PD. MiG-31 được trang bị radar mảng pha đầu tiên trên thế giới và tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-33.

Ngoài ra, Liên Xô còn được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300, những điều này làm cho máy bay Mỹ hoàn toàn thất bại bởi phòng không Liên Xô.

{keywords}
 Nhiệm vụ chính của F-117 là “hạ bệ” phòng không Liên Xô. Nguồn: Sina.

F-117 đi vào hoạt động với công nghệ tàng hình thô sơ, mặc dù có thể dễ dàng bị phát hiện bởi radar sóng dài, nhưng đối với hầu hết các máy bay và hệ thống phòng không của Liên Xô, F-117 chỉ có thể bị phát hiện ở cự ly rất gần, và dù không phải “bất khả chiến bại” nhưng nó vẫn có nhiều cơ hội tốt để tấn công những mục tiêu cần thiết.

Ban đầu, F-117 được thiết kế để mang bom hạt nhân B57 và B61, buồng lái của nó bao gồm bảng điều khiển và giám sát máy bay dành cho bom hạt nhân. Để tăng khả năng tàng hình của máy bay nhằm xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Liên Xô, Mỹ dự tính máy bay chiến đấu F-117 sẽ nhận được thông tin tình báo về các vị trí phòng không của đối phương và lên kế hoạch cẩn thận cho đường bay để tránh các mối đe dọa tiềm tàng.

Về cơ bản, máy bay dự kiến sẽ cất cánh từ châu Âu, điều đó có nghĩa là các máy bay chiến đấu tàng hình này cần phải đi qua lãnh thổ của các nước thuộc Khối Warszawa trước khi đến Liên Xô, do các nước Khối Hiệp ước Warsaw này đã bắt đầu triển khai tên lửa S-300 tiên tiến và máy bay chiến đấu MiG-29, cũng được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu Su-27 mới tiên tiến hơn, vì vậy F-117 sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ gian khổ.

Máy bay chiến đấu F-117 với đầu đạn hạt nhân chiến thuật B57 hoặc B61 có thể tấn công các mục tiêu quan trọng như căn cứ quân sự, doanh trại của đối phương. Mặc dù F-117 là một trong những máy bay chiến đấu bay chậm nhất thế giới, tốc độ không thể đạt Mach 1, nhưng trần bay lại tương đối thấp, có thể tránh tốt hơn các hệ thống phòng thủ và cảm biến của đối phương. F-117 có thể bay qua mục tiêu và thả bom hạt nhân.

Chiến tích của “Chim ưng đêm” không đạt được sự kỳ vọng của Mỹ

F-117 đã được sử dụng nhiều lần trong chiến tranh. Phi vụ đầu tiên của nó diễn ra trong cuộc chiến Panama - Mỹ năm 1989 mà không phải sử dụng để đối kháng với Liên Xô. Trong lần đó hai chiếc F-117A Nighthawk đã ném hai quả bom xuống sân bay Rio Hato. Tuy nhiên, phải đến Chiến tranh Vùng Vịnh, thì loại máy bay này mới thật sự tỏa sáng, khi đã thực hiện tốt nhiệm vụ ném những quả bom thông minh xuống các mục tiêu quân sự Iraq. Sau đó nó tiếp tục được sử dụng tại Chiến tranh Kosovo năm 1999, Chiến dịch Tự do Bền vững và trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, F-117 được sử dụng trên quy mô lớn không phải cho các nhiệm vụ hạt nhân. Trong những ngày đầu của cuộc chiến, hệ thống radar sóng dài của Iraq đã trở thành mục tiêu ưu tiên, khi đó Quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay trực thăng tấn công bay thấp để phá hủy các radar này. Kể từ đó, F-117 trở nên khó bị phát hiện hơn.

Mặt khác, Iraq thiếu các vũ khí phòng không tiên tiến như S-200, S-300, MiG-31 và Su-27, điều này có nghĩa là F-117 vốn được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn hơn, nhưng lại thực hiện những nhiệm vụ quá dễ dàng, hầu như không gặp khó khăn gì khi đối mặt với các trận địa tên lửa đất đối không và radar của một quốc gia yếu hơn nhiều. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến F-117 tỏa sáng.

Thêm vào đó, trước khi F-117 xuất kích thì Mỹ đã điều máy bay F-111 đã “dọn đường”, ngoài ra, F-117 còn nhận được sự hợp tác hiệu quả từ các máy bay chiến đấu điện tử F-4G, có khả năng mang theo tên lửa chống bức xạ, được phát triển đặc biệt để chế áp hệ thống phòng không của đối phương. Tổ hợp này mang lại hiệu quả vô cùng đặc biệt, thậm chí cho dù có xảy ra chiến tranh quy mô lớn ở châu Âu, tổ hợp này vẫn phát huy tác dụng.

Tuy vậy, F-117 vẫn hứng chịu nhiều thiệt hại, chiếc F-117 đầu tiên đã bị bắn hạ vào ngày 27/3/1999, trong chiến đấu bởi các lực lượng Serbia trong Chiến tranh Kosovo. Máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa Isayev S-125 'Neva-M' của Tiểu đoàn số 3/Trung đoàn Tên lửa 250. Sự kiện này đã gây chấn động khi lần đầu tiên, loại máy bay tàng hình hiện đại bậc nhất của Mỹ lại bị kiểu tên lửa phòng không đã lạc hậu như S-125 bắn hạ.

{keywords}
Xác một chiếc F-117 bị bắn hạ năm 1999. Nguồn: Sina.

F-117 của Mỹ đã bị phát hiện bằng các loại radar Liên Xô hoạt động ở bước sóng dài cỡ dm hoặc mét, dù những radar này được chế tạo từ đầu thập niên 1960 và bị coi là "cổ lỗ". Sở dĩ F-117 bị phát hiện là do máy bay bị giảm khả năng tàng hình khi cửa phụt khí bị ướt (do hơi nước trên cao bám vào) hoặc khi mở cửa khoang bom.

Đêm 27/3/1999, radar của Serbia đã khóa chiếc F-117A  số hiệu 82-806 mang mật danh Vega 31 ở khoảng cách 11 km, độ cao 8 km và hai tên lửa được phóng lên trúng mục tiêu. Chiếc F-117 của Mỹ rơi tại chỗ, phi công lái máy bay sống sót và được các lực lượng NATO cứu. Tuy nhiên, xác chiếc F-117 không bị phá hủy hoàn toàn, và có thông tin nói rằng người Serb đã mời các chuyên gia Nga tới xem xét những mảnh vỡ. Nhiều đánh giá cho rằng, vụ việc này đã khiến kỹ thuật tàng hình của Mỹ bị tiết lộ.

Một chiếc F-117A thứ hai đã bị hư hại nặng trong một phi vụ ném bom trong Chiến tranh Kosovo vào ngày 30/4/1999. Chiếc F-117A này hỏng nặng tới mức không thể sửa lại được nữa, coi như là bị phá hủy, nhưng vì nó không rơi tại chỗ nên không quân Mỹ đã giấu kín thiệt hại này trong nhiều năm.

Trong chiến tranh Kosovo, phía Nam Tư tuyên bố bắn rơi 3 chiếc F-117A, 1 do SA-3 bắn, 2 do MiG-29 hạ, ngoài ra còn 1 chiếc F-117A bị hư hại nặng. Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ ban đầu chỉ thừa nhận tổn thất 1 chiếc, đó chính là chiếc F-117A bị tên lửa SA-3 bắn rơi ngày 27/3/1999.

Cái kết buồn cho một chú “hùng ưng”

Do chi phí chế tạo máy bay F-117 rất cao nên chỉ có 59 chiếc được sản xuất. Thêm vào đó, chi phí vận hành quá cao và khả năng tàng hình tương đối hạn chế, thiết kế tàng hình của F-117 dựa trên hình dáng bên ngoài (gây ảnh hưởng tới tính năng khí động lực) thể hiện một kỹ thuật chống radar kiểu cũ và khác biệt so với ngày nay.

Từ năm 2006 có nhiều thông tin cho rằng, F-117 chuẩn bị loại biên khi Mỹ tăng số lượng chế tạo loại F-22A lên bốn chiếc và bắt đầu bước vào hoạt động trong Không lực Mỹ. Thông tin này rò rỉ từ một phiên bản phác thảo của Báo cáo Quốc phòng Quý tư 2006 và Ngân sách Quốc phòng 2007 cho thấy toàn bộ phi đội đang được đề nghị ngừng hoạt động nhường chỗ cho những chiếc F-22A mới đang được đặt mua.

Đến năm 2008, F-117 đã hoàn toàn bị cho nghỉ hưu sau năm 2008. Khi đó, F-22A là một thay thế hợp lý, khả năng tàng hình của F-22A gần tương đương loại B-2, cao hơn loại F-117. Đồng thời, F-22A có thể bay ở tốc độ siêu âm mà không cần dùng buồng đốt lần hai và vì thế có thể tới mục tiêu cũng như vượt qua những vùng nguy hiểm nhanh hơn.

Vật liệu hấp thụ radar của F-22A có yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn loại F-117, khả năng đột phá phòng không mạnh mẽ hơn và được trang bị hệ thống điện tử hiện đại hơn nhiều so với F-117. Không chỉ cho F-117 nghỉ hưu, mà Không quân cũng đã đóng cửa trường dạy bay loại F-117, điều này khiến tương lai của F-117 càng thêm mờ mịt.

Mặc dù F-117 không đạt được kỳ vọng như Mỹ mong muốn, nhất là trong việc đối phó với Liên Xô, nhưng chế tạo thành công F-117 là nền tảng quan trọng để Mỹ vươn lên vị thế số 1 trong lĩnh vực chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, dù cho là chế tạo trên cơ sở thành tựu nghiên cứu của Liên Xô. Đến nay, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 cũng là loại máy bay được chế tạo trên cơ sở F-117, và nó cũng là tiêm kích tàng hình có khả năng mang vũ khí hạt nhân thứ hai của Mỹ sau F-117.

Lực lượng hạt nhân của Nga vượt trội hơn Mỹ ở những điểm nào?

Lực lượng hạt nhân của Nga vượt trội hơn Mỹ ở những điểm nào?

Trong thập kỷ qua, Nga đã đạt được một số bước đột phá trong việc phát triển vũ khí hạt nhân và đi trước Mỹ đáng kể trong một số lĩnh vực.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.