Gần ngày Thần tài giá vàng tăng sốc, có nên mua vàng trước ngày vía Thần Tài?
Càng sát ngày vía Thần tài, giá vàng trong nước lại càng tăng cao khiến nhiều người lo ngại, giá vàng vào đúng ngày Thần tài sẽ ở mức đỉnh chưa từng có trong lịch sử của thị trường vàng.
Gần ngày Thần tài giá vàng tăng sốc, có nên mua vàng trước ngày vía Thần Tài? |
Tại phiên giao dịch sáng hôm nay 8/2, giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao ngay ở mức 1.820 USD/ounce, tăng 8 USD/ounce so với ngày hôm qua (7/2).
Còn giá vàng trong nước tiếp tục tăng 300 nghìn đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng trong nước được nhiều công ty niêm yết ở mức 63,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới 13,4 triệu mỗi lượng. Đây là mức chênh kỷ lục lớn nhất từ trước đến nay.
Trong khi giá vàng thế giới không có biến động mạnh thì giá vàng trong nước lại "sôi sục" trước ngày Thần tài.
Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 7/2 (tức ngày mùng 7 Tết, sát ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng), hầu hết các thương hiệu kinh doanh vàng miếng SJC đều đồng loạt đẩy giá vàng lên cao từ 200.000 đồng - 750.000 đồng mỗi lượng.
Trong khi đó, giá vàng miếng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã tăng vọt lên 800.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày 6/2, đạt 63.500.000 đồng/lượng bán ra và mua. Chênh lệch giữa mua và bán tới 700.000 đồng/lượng.
Điều đáng nói là mức điều chỉnh tăng của vàng miếng SJC vẫn chưa thấm tháp gì so với đà tăng của vàng nữ trang 24K, vàng nhẫn SJC loại 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ. Các loại sản phẩm vàng nhẫn SJC nửa chỉ, 1 chỉ ghi nhận mức tăng khá cao, lên tới 1 triệu đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch cuối năm. Tương tự, các doanh nghiệp niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn mua vào ở mức 53,84 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 54,64 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch giữa chiều mua và bán nới rộng lên tới gần 1 triệu đồng/lượng.
Đặc biệt, đối với các loại vàng nữ trang có hàm lượng vàng thấp từ 41,7% đến 75% dù chỉ tăng từ 400.000 – 750.000 đồng/lượng nhưng khoảng cách chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra được các doanh nghiệp nới rộng lên từ 1,2 triệu đồng - 2 triệu đồng/lượng.
Ngoài ra, các sản phẩm vàng phục vụ riêng cho ngày Thần tài thì kiểu “1 mình 1 chợ”.
Việc giá vàng trong nước càng đến ngày Thần tài càng tăng giá mạnh khiến nhiều lo ngại đến ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng không biết giá vàng sẽ như thế nào, có nên mua vàng trước ngày vía Thần tài để tránh giá tăng cao hay không?.
Về vấn đề này, theo các chuyên gia, xét về khía cạnh kinh tế thì người dân không nên mua vàng vào ngày vía Thần tài. Trong trường hợp muốn mua vì yếu tố tâm linh, người dân chỉ nên mua số lượng nhỏ để cầu may, tránh trường hợp mua vàng trong ngày vía Thần tài giá tăng cao và sau ngày đó giá vàng “sập”, như vậy cầu may hay lấy lộc ở đâu chưa thấy nhưng hiện thực trước mắt là người mua vàng ngày vía Thần tài sẽ bị thua lỗ nặng.
Người dân thường quan niệm, mua vàng vào ngày vía Thần Tài sẽ gặp may mắn, tài lộc nên họ sẵn sàng chi ra một khoản tiền để mua vàng.
Nhiều nhà đầu tư trong nước nhận định, thị trường vàng trong nước vào đầu năm nay cũng sẽ giống như các năm trước, đó là càng đến sát ngày Thần tài thì giá vàng sẽ còn tăng và sau ngày Thần tài, giá vàng trong nước sẽ “sập” nên người mua thường bị lỗ nếu mua vàng vào ngày này.
Nhiều người quan niệm rằng nếu mua vàng ngày vía Thần Tài sẽ gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm mê tín. Vì thế, nếu mua vàng để đầu tư thì không nên mua vàng vào ngày vía Thần tài.
Theo các chuyên gia kinh tế, xét về góc độ kinh tế, mua vàng trong ngày Thần Tài giá vàng tăng cao sẽ bất lợi cho nhà đầu tư. Do đó, người mua nên lựa chọn trước ngày Thần tài, khi giá vàng chưa tăng cao hoặc mua sau ngày Thần tài, chờ giá vàng lao dốc để bắt đáy.
Hải Yến
Ngày Thần tài 2022 là ngày nào? Mua vàng gì ngày vía Thần tài để không mất giá?
Ngày Thần tài là ngày gì mà năm nào cứ đến ngày này là nhiều người lại kéo nhau đi mua vàng?. Năm 2022, ngày vía Thần tài là ngày nào, nên mua vàng gì trong ngày vía Thần tài 2022 để không mất giá?