Bán thứ ốc sặc sỡ, nhỏ như khuy áo, nhiều người lắc đầu 'có gì mà ăn', chủ kiếm tiền triệu mỗi ngày
Nhìn những con ốc nhỏ xíu, có lẽ nhiều người lắc đầu ngao ngán “có gì mà ăn”. Những ngày này, Đà Nẵng xuất hiện hàng loạt quầy ốc lể. Đây là món ăn vặt hấp dẫn của người dân Đà thành.
Tưởng những con ốc nhỏ xíu chẳng “có gì mà ăn”. Thế nhưng món ăn này lại được rất nhiều người dân địa phương ưa chuộng. Vào mùa ốc, những quầy hàng ốc ở Đà Nẵng có thể bán ra vài trăm lon ốc/ngày. Với mỗi lon ốc 25.000 đồng, sau khi trừ chi phí, người bán có thể lãi từ vài trăm đến cả triệu đồng.
Bước vào mùa ốc lể (ốc ruốc, ốc gạo), các quầy bán ốc xuất hiện nhiều trên phố. |
Ốc lể (còn gọi là ốc ruốc, ốc gạo) thường xuất hiện sau Tết Nguyên đán đến tháng 3 âm lịch hằng năm.
Dọc các tuyến đường Ông Ích Khiêm, Hùng Vương, khu vực xung quanh chợ Cồn nhan nhản hàng bán ốc lể. Trong tiết trời lành lạnh, mùi thơm của ốc cùng các loại gia vị trộn lẫn khiến người đi đường khó từ chối.
Chị Hà, một người bán ốc lể ở đường Ông Ích Khiêm cho biết, ốc lể có nhiều ở miền Trung nhưng ngon nhất là ốc bắt ở vùng biển Hội An (Quảng Nam). Hiện giá ốc là 25.000 đồng/lon, loại to 35.000 đồng/lon.
Ốc lể được bán theo lon, mỗi lon có giá 25.000 đồng. |
Chị Hà kể, bình thường chị làm nghề bán bún bò vỉa hè nhưng cứ đến mùa ốc lể là chị lại tạm dừng quán bún để đi bán ốc.
“Bán ốc vừa nhẹ nhàng, không phải thức khuya, dậy sớm mà thu nhập cũng cao hơn so với bán bún. Ngày nhiều tôi cũng bán được khoảng vài trăm lon ốc”, chị Hà cho hay.
Theo chị Hà, ốc lể ngậm rất nhiều cát nên để có món ốc lể ngon, chị phải ngâm kỹ, rửa ốc nhiều lần với nước biển để loại bỏ sạn, cát. Khi luộc ốc, cho thêm chút muối, hạt nêm, sả để ốc được thơm ngon. Kế tiếp là pha chế nước mắm gừng trộn ốc.
Ốc được bán mang về kèm theo gia vị muối ớt, mắm gừng. |
“Nhìn nhỏ xíu thế nhưng những người biết ăn thì họ lể nhanh lắm, mà ăn cái này là phải rảnh rỗi mới ăn được. Nhiều người ở công ty, tranh thủ giờ nghỉ trưa họ mua ốc về lể. Ăn cái này dễ ghiền lắm, ăn càng đông càng hấp dẫn”, chị Hà nói.
Cũng bán ốc lể đối diện chợ Cồn, chị Hà Hương cho hay, năm nào cũng vậy cứ đến mùa ốc lể là chị lại nhập ốc từ các đầu mối về bán lẻ.
Và gai chanh để lể ốc |
Ốc đã được luộc sẵn, chị mua về chỉ cần hong ốc trên bếp, rải sả, ớt cho thơm, bắt mắt và chuẩn bị các loại gia vị như muối ớt, mắm gừng, đóng sẵn thành từng gói cho khách mua đem về.
“Hằng ngày tôi bán được khoảng 2 thau ốc, lãi được hơn 300 nghìn đồng/ngày. Còn nhà nào bán được nhiều thì có thể kiếm được tiền triệu. Nhờ mùa ốc lể mà tôi có nguồn thu nhập. Tuy nhiên, mùa ốc lể kéo dài khoảng 3 tháng, khi nào hết mùa ốc thì tôi lại đi bán bánh”, chị Hương cho hay.
Bình thường bán bánh nhưng vào mùa ốc lể là chị Hà Hương (Đà Nẵng) lại nhập ốc lể về để bán ở khu vực đối diện chợ Cồn. |
Theo chị Hương, nhiều người không thích ăn ốc lể vì nhỏ xíu, lể ốc hơi cực nhưng một khi đã thích thì chết mê chết mệt, không kể già, trẻ, gái, trai. Cứ đến mùa ốc lể mà không ăn là thèm.
Không chỉ người dân Quảng Nam, Đà Nẵng, nhiều du khách tới đây cũng tò mò thưởng thức món ăn dân dã này.
Nhờ lộc đầu năm của biển mà người dân Đà Nẵng có thêm thu nhập. |
Bán thứ ốc nhỏ xíu này mà người bán có thể thu từ vài trăm đến cả triệu đồng mỗi ngày. |
Các quầy bán ốc chỉ xuất hiện nhiều trên phố vào mùa này |
Nhất là khu vực xung quanh chợ, cứ cách một đoạn lại có một quầy ốc lể. |
Ốc lể là món ăn dân dã được người dân Đà Nẵng ưa thích. Theo người bán, ốc đầu mùa vẫn còn khá nhỏ. Tầm giữa tháng 2 âm lịch là thời điểm ốc lể ngon nhất, ốc to, ăn có vị béo. |
Diệu Thuỳ
Ngâm mình dưới nước cào thứ 'ăn là nghiện', ngư dân Đà Nẵng đút túi tiền triệu mỗi ngày
Ngư dân Đà Nẵng ngâm mình dưới nước biển lạnh giá những ngày đầu năm mới này để thu về thứ "lộc biển" hiếm có, đút túi mỗi ngày hàng triệu đồng.