Áo xanh xứ Dừa livestream bán nhãn, nửa đêm chốt hàng trăm đơn giúp bà con mùa dịch

Hàng chục tấn nhãn của nông dân được bán qua kênh livestream, hàng nghìn thanh niên tình nguyện đang đi chợ, chuyển hàng thiết yếu đến tận nhà giúp người dân thực hiện giãn cách trong mùa dịch...

Livestream bán hàng chục tấn nhãn hỗ trợ nông dân

Dịch bệnh phức tạp, việc tiêu thụ hàng nông sản của bà con gặp khó khăn. Từ thực tế đó, Tỉnh đoàn Bến Tre phối hợp Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức chương trình livestream, bán hàng online để hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân.

Chia sẻ với PV Infonet, ông Phan Thanh Trẻ, Trưởng Ban Phong trào Tỉnh đoàn Bến Tre, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bến Tre cho hay, học theo cách Bắc Giang tiêu thụ vải, nhằm kịp thời hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản trên địa bàn do ảnh hưởng của dịch bệnh, Tỉnh đoàn Bến Tre phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức chương trình “Kết nối tiêu thụ nông sản Bến Tre trong mùa Covid”.

{keywords}
Buổi livestream bán nhãn cho nông dân mùa dịch do Tỉnh đoàn Bến Tre phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức.

Theo đó, chương trình thực hiện theo hình thức livestream trên fanpage Tuổi trẻ Bến Tre vào các tối thứ 5 và chủ Nhật hàng tuần.

Ông Trẻ cho biết, mục đích của việc livestream bán hàng là nhằm quảng bá sản phẩm đạt chuẩn VietGap, sản phẩm Ocop, an toàn. Và xã đảo Tam Hiệp, huyện Bình Đại là nơi đầu tiên được chọn để hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng.

“Sau khoảng 1 tuần thực hiện livestream bán hàng, chương trình đã bán được khoảng 12 tấn nhãn. Do tình hình dịch bệnh, việc vận chuyển khó khăn nên tạm thời chỉ tiêu thụ ở trong tỉnh.

Giá nhãn đạt tiêu chuẩn VietGap bình thường khoảng 40.000-50.000 đồng/kg, nếu trái mùa giá lên đến 70.000-80.000 đồng/kg, tuy nhiên hiện giá bán nhãn tính cả phí vận chuyển tận nơi chỉ 17.000 đồng/kg, với mỗi túi nhãn 5kg có giá 85.000 đồng”, ông Trẻ nói.

Khi làm livestream bán hàng hỗ trợ bà con thì hoàn toàn không có nguồn kinh phí nào cả. Tất cả máy móc đều đi mượn, người dẫn chương trình cũng mượn đài truyền hình để làm...

Bà con sau khi xem chương trình đã rất vui. Sau khi tiêu thụ hết sản phẩm nhãn ở xã đảo Tam Hiệp, chương trình sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân ở các địa bàn khác với các mặt hàng như chôm chôm, dưa hấu, củ sắn...

Là người trực tiếp nhận các đơn đặt hàng từ người tiêu dùng ở những ngày đầu thực hiện chương trình, ông Nguyễn Nhựt Trường, chuyên viên Ban Kinh tế - Xã hội (Hội Nông dân tỉnh Bến Tre) cho hay, nhãn xuồng cơm vàng tại xã đảo Tam Hiệp là loại nhãn đạt chứng nhận VietGap và là sản phẩm Ocop 3 sao.

Thế nhưng do dịch bệnh nên việc hỗ trợ bà con bán hàng, dù năm nay giá rẻ, không đủ bù đắp chi phí sản xuất nhưng bù được một phần chi phí cho người nông dân, được phần nào hay phần đó.

Ông Trường cũng cho biết, với mong muốn giá nhãn đến tay người tiêu dùng thấp nhất, chương trình phối hợp với Bưu điện tỉnh để nhận giá vận chuyển ưu đãi, nhưng do dịch phức tạp nên chỉ vận chuyển được đến các địa bàn trong tỉnh.

{keywords}
Ngoài hỗ trợ bán nông sản cho nông dân, các thanh niên Bến Tre còn đi chợ hộ người dân mùa dịch.

Theo ông Trường, nhãn là loại quả có vỏ mỏng, khó bảo quản, nên chỉ có thể hái chiều hôm trước đến hôm sau phải giao hàng ngay, nếu buộc lâu trong túi bị hấp hơi, qua 2-3 ngày dễ bị hỏng. Hiện, trên địa bàn tỉnh Bến Tre vẫn còn khoảng hơn 100 tấn nhãn đang cần tiêu thụ.

“Vì số điện thoại của tôi được công khai để người tiên dùng có nhu cầu gọi đặt hàng nên mỗi ngày tôi tiếp nhận vài trăm cuộc điện thoại, mấy nghìn tin nhắn, đêm đầu tiên làm đến tận 3h sáng mới tổng hợp xong đơn hàng để kịp giao cho khách, đêm thứ hai cũng đến 2h sáng mới xong... Phương thức này thấy chưa ổn, nên chúng tôi đã lập một trang website nông sản, có đường link đăng ký trực tiếp trên trang sẽ dễ tổng hợp đơn đặt mua hơn”, ông Trường chia sẻ.

Đi chợ hộ, ship đồ đến tận nhà người dân

Ngoài chương trình livestream bán hàng hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, ông Phan Thanh Trẻ còn cho biết, ngay từ đầu tháng 7, khi tỉnh Bến Tre có các biện pháp siết chặt quy định phòng chống dịch bệnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã thành lập đội hình “Shipper áo xanh xứ Dừa” hỗ trợ vận chuyển nhu yếu phẩm tại khu cách ly tập trung hoặc các vùng phong tỏa. Khi thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ giãn cách toàn tỉnh, Tỉnh đoàn tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ người dân trong việc đi chợ để họ hạn chế ra đường.

{keywords}
Không chỉ đến các siêu thị, thanh niên tình nguyện còn đến các chợ được phép bán để mua đồ thiết yếu giúp các hộ dân.

Theo đó, mô hình “Shipper áo xanh xứ Dừa” được thành lập ở 8 huyện và 1 thành phố với 157 xã phường, thị trấn; mỗi đội hình gồm khoảng 10 người. Hàng ngày, sẽ có hai lần tiếp nhận đơn mua hàng của người dân thông qua số điện thoại công bố từng khu vực, sau đó các tình nguyện viên sẽ đến các siêu thị, chợ được phép bán để mua đồ thiết yếu giúp các hộ dân.

Ông Trẻ cũng cho biết, với các tình nguyện tham gia được tạo điều kiện đảm bảo an toàn khi thực hiện như được cung cấp khẩu trang, tấm chắn giọt bắn, găng tay y tế... và test nhanh Covid-19 định kỳ. Cùng với đó, các tình nguyện viên ở tuyến xã hầu hết cũng đã được tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19, còn tuyến thành phố và tỉnh hiện cũng đang triển khai.

“Kể từ khi triển khai, đội hình “Shipper áo xanh xứ Dừa” đến nay đã tiếp nhận và hoàn thành hơn 2.000 đơn hàng đi chợ giúp bà con”, ông Trẻ thông tin.

Vừa chịu trách nhiệm, vừa cùng anh em tình nguyện viên xắn tay vào đi chợ, vận chuyển hàng hóa nhu yếu phẩm đến tận tay bà con, chia sẻ với PV Infonet, ông Hoàng Phúc Đạt, Bí thư đoàn phường 5, TP Bến Tre cho biết, đội hình shipper của phường với tổng số 23 tình nguyện viên tham gia hàng ngày vận chuyển trung bình 40-50 đơn hàng, ngày cao điểm có thể lên đến 80-90 đơn hàng giúp bà con.

{keywords}
Đội hình “Shipper áo xanh xứ Dừa” vừa đi chợ, vừa hỗ trợ vận chuyển nhu yếu phẩm đến các hộ dân nhằm chung tay chống dịch.

Theo ông Đạt, với những hộ trong khu cách ly họ sẽ liệt kê số hàng hóa cần mua và đưa trước tiền để các tình nguyện viên đi chợ giúp; khi mua về nếu thừa thì gửi lại tiền cho người dân, còn nếu thiếu tình nguyện viên ứng ra trước rồi khi giao hàng sẽ nhận lại sau. Còn với những đơn hàng khác của bà con nhờ qua số điện thoại hầu hết ông Đạt đều tự ứng tiền ra trước để các anh em tình nguyện viên đi chợ.

“Trong khi đi chợ giúp bà con, hóa đơn nhiều nên có lúc bị lạc tiền, anh em phải ngồi cùng nhau cộng trừ vài chục đơn hàng... nhưng khi trao hàng đến tay người dân ai cũng cảm ơn mình, thấy được việc làm tốt của mình ấy là niềm vui, là động lực để chúng tôi cố gắng mỗi ngày”, ông Đạt vui vẻ nói.

Ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên”, những việc làm của các thanh niên tình nguyện, của Tỉnh đoàn Bến Tre và Hội Nông dân Bến Tre cho thấy sự chung tay của các đoàn thể, của cả xã hội vào công tác phòng chống dịch bệnh, vượt qua khó khăn trước đại dịch.

Minh Thư

Doanh nghiệp bất động sản livestream bán hàng, khách bỏ bạc tỷ chốt đơn online

Doanh nghiệp bất động sản livestream bán hàng, khách bỏ bạc tỷ chốt đơn online

Với một số phân khúc đầu tư bất động sản như đất nền, công nghệ có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách hàng. Theo đó, đã có nhiều khách hàng đưa ra quyết định ngay khi theo dõi qua sàn online...

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.

BAT Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

British American Tobacco (BAT) Việt Nam vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững 2022, tiên phong thực hiện báo cáo về ESG với những mục tiêu, cách tiếp cận, sáng kiến và lộ trình phù hợp với thị trường Việt Nam.