Cắt lỗ nguy hiểm nhưng còn hơn mất hết

Chi phí bỏ ra để đầu tư không hề nhỏ, nếu như bây giờ cắt lỗ sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, có những lúc chúng ta cũng phải chấp nhận cắt lỗ còn hơn là mất hết....

Thị trường vẫn sẽ khó

Đánh giá về thị trường bất động sản năm 2022, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nói vui “đầu năm hưng phấn, giữa và cuối năm trầm lắng”. 

Theo ông Lực, nguồn cung và cầu đều giảm mạnh. Câu chuyện cấp phép, xin các dự án mới đều giảm; trong khi đó giá đi ngang, có giảm nhẹ với đất nền và tăng nhẹ với căn hộ.... Nhà đầu tư và giới đầu cơ đều không muốn lỗ, nên đa số hiện nay đều nằm chờ. 

“Chi phí bỏ ra để đầu tư không hề nhỏ, nếu như bây giờ cắt lỗ sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi nghĩ có những lúc chúng ta cũng phải chấp nhận cắt lỗ còn hơn là mất hết”, ông Lực nói.

Theo chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản cần thay đổi cấu trúc vốn, không nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng... (Ảnh: Minh Thư)

Ngoài ra, theo ông Lực, lượng giao dịch và khả năng hấp thụ cũng giảm mạnh, doanh thu sụt giảm; tái cấu trúc, sàng lọc, M&A diễn ra… tác động này lan sang cả các lĩnh vực khác khá rõ nét như chứng khoán, nguyên vật liệu…

Vị chuyên gia nêu 6 thành tố chi phối và tác động đến thị trường bất động sản, đó là tài chính; quy hoạch và cơ sở hạ tầng; tính pháp lý; thông tin, dữ liệu, tính minh bạch; mối quan hệ cung - cầu và giá; kinh tế vĩ mô. 

Để thị trường bất động sản trong năm tới phục hồi dần, theo ông Lực, cần phải giải quyết các vấn đề về pháp lý; gỡ nút thắt vốn, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Cũng như phải tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với thị trường bất động sản; kiểm soát rủi ro hệ thống, liên thông giữa tài chính, bất động sản hay các vấn đề khác. 

Dẫn chứng cơ cấu nguồn vốn bất động sản trong 10 tháng đầu năm 2022 khi tín dụng chiếm khoảng 70%, cổ phiếu khoảng 2%, vốn tự có khoảng 10%, trái phiếu doanh nghiệp khoảng 10%, vốn FDI khoảng 7%... ông Lực đánh giá, cấu trúc vốn này chưa phản ánh sự phát triển bền vững của bất động sản.

Vì thế, theo ông cần phải thay đổi; cụ thể vốn từ hệ thống ngân hàng chỉ nên chiếm 50% thì doanh nghiệp bất động sản mới không nghĩ nhiều đến vốn ngân hàng, không phụ thuộc vào vốn ngân hàng quá nhiều.

Trước đó, chia sẻ với PV Infonet về thị trường bất động sản thời gian tới, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản (EZ Property) nhận định, với tình hình thị trường như hiện nay, phải hết năm 2023 mới có khả năng tính toán được cái nhìn mới. 

“Cuối năm nay, sang năm tới gần như chưa có tín hiệu gì tốt cho thị trường. Phải sang năm 2024, thị trường bất động sản mới có khả năng bình ổn lại được. Khi ấy, phân khúc bất động sản ở được, khai thác được như chung cư sẽ bình ổn đầu tiên.

Việc cấp phép dự án tương đối khó nên phải chấp nhận ở những khu vực vùng ven, còn ở trung tâm không có giá rẻ, nguồn cung khan hiếm. Trong khi nguồn cung ở những dự án ven đô, dự án tại các đô thị lại lớn”, ông Toản nói.

Với phân khúc đất nền, ông Toản cho rằng, trong trung hạn sẽ là kênh khó khăn; đặc biệt những đất nền có hơi hướng sinh thái du lịch ở những vùng xa trung tâm.

“Tín dụng ‘thắt’, không phát hành trái phiếu mới được, bất động sản không bán được sẽ khiến doanh nghiệp ‘đứt’ dòng tiền, điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu. Nếu trường hợp thị trường trái phiếu xấu lập tức ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Khi đó, không phải đến năm 2023 mà phải đến năm 2025 hãy tính”, ông Toản phân tích.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp?

Trước sự khó khăn của thị trường, theo chuyên gia Cấn Văn Lực, các doanh nghiệp cần phải vững tâm để vượt qua khó khăn.

Trong đó, cần cơ cấu, kiểm soát lại rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá. Cần có phương án xử lý việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong hai năm. 

“Cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận chương trình phục hồi. Hơn nữa, cần phải phục hồi xanh, tăng trưởng xanh. Hiện nay, bất động sản xanh đang là xu thế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bất động sản cần phải chuyển đổi số để kịp thời đón đầu xu hướng mới. Trong đó, việc thích ứng để có thể quản lý thay đổi, quản lý rủi ro... là điều tất yếu.

Cần có phương án cụ thể, khả thi đối với trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn giai đoạn 2023 - 2024. Từ nay đến hết 2022 và 2023 sẽ cần phải vững tâm vượt khó để tạo nền tảng trong tương lai”, ông Lực nói.

Ngoài nguồn vốn tín dụng, ông Lực cho rằng, doanh nghiệp bất động sản cần lưu tâm, linh hoạt huy động vốn từ các kênh khác như phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần, phát hành cổ phiếu, từ quỹ đầu tư, quỹ REIT…

Đồng thời, doanh nghiệp bất động sản cần phải hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện các cam kết... Đặc biệt, việc huy động vốn phải gắn với mục đích sử dụng cụ thể. Đi kèm với đó là quan tâm quản lý rủi ro tài chính về dòng tiền, lãi suất, tỷ giá...

Minh Thư

Điện mặt trời mái nhà lâm cảnh ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’

Điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nếu phát lên lưới thì cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.

Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh

Đang neo ở mức đỉnh, giá gạo Việt xuất khẩu quay đầu giảm sau tin đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan vào đà tăng mạnh, sắp bắt kịp gạo Việt Nam.

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.