Nhật Bản thông báo xả nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển
Chính phủ Nhật Bản tuyên bố số lượng lớn nước nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sẽ được xả ra biển trong vòng 2 năm.
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (13/4) thông báo số nước thải nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi sẽ được xả ra biển “trong vòng 2 năm” bất chấp sự phản đối từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã đưa ra thông báo trên tại thủ đô Tokyo vào sáng nay. Trước đó, ông Suga từng khẳng định hoạt động xả nước thải nhiễm xạ từ nhà máy Fukushima ra biển là điều “khó tránh khỏi” do một lượng lớn nước nhiễm xạ đã được lưu giữ tại cơ sở này trong 10 năm qua.
Nguồn nước thải nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sẽ được thải ra biển trong vòng 2 năm. (Ảnh: Reuters) |
Nhà máy điện hạt nhân Dai-ichi tại tỉnh Fukushima bị rò rỉ phóng xạ trong vụ động đất mạnh 9 độ richter làm xuất hiện trận sóng thần cao 15 m vào ngày 11/3/2001. Đây là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới kể từ sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraine thuộc Liên Xô cũ vào năm 1986.
Dẫn lời các quan chức trong chính phủ Nhật Bản hôm nay, NHK cho hay nguồn nước thải nhiễm tritium vốn được lưu trữ trong tổ hợp nhà máy điện hạt nhân Dai-ichi sẽ được pha loãng và sau đó xả ra biển. Lượng nước nhiễm xạ được thải ra biển là hơn 1 triệu tấn. Động thái của chính phủ Nhật Bản sẽ tạo thêm cú sốc cho ngành ngư nghiệp ở tỉnh Fukushima, nơi mà suốt nhiều năm qua người dân địa phương cũng phản đối chuyện xả nước nhiễm xạ ra biển có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cá và thủy sản trong vùng.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản cho hay quá trình xả nước nhiễm xạ ra biển sẽ được thực hiện trong vòng 2 năm.
Hồi đầu tuần này, Trung Quốc đã cảnh báo Nhật Bản rằng “cộng đồng quốc tế vẫn đang theo dõi” và kêu gọi Tokyo “hoàn thành trách nhiệm với thế giới” về đảm bảo an toàn môi trường.
Còn hôm 12/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã nhấn mạnh việc xả nước nhiễm xạ sẽ “trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới sự an toàn của người dân và môi trường của nước láng giềng”, cũng như chuyện này “khó có thể chấp nhận được” nếu như Nhật Bản đưa ra quyết định “mà không tham vấn đầy đủ” với các nước láng giềng.
Vì sao phụ nữ Trung Quốc ngại xin nghỉ phép khi bị sảy thai?
Dù được nghỉ phép có lương khi không may bị sảy thai, nhưng nhiều phụ nữ Trung Quốc vẫn ngại xin nghỉ và còn xem đây là "vết nhơ" tại nơi làm việc.
Minh Thu (lược dịch)