Thành lập 4 đoàn thanh kiểm tra liên ngành về ATTP, Hà Nội yêu cầu tránh hình thức
Phó Chủ tịch UBND TP HN yêu cầu các địa phương tăng cường trách nhiệm hơn nữa, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra tránh hình thức, đạt hiểu quả.
Ngày 14/4, Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố và triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2022 với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng |
Tại hội nghị, PGĐ Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2022 được triển khai trên toàn thành phố, từ ngày 15/4 đến 15/5.
Bên cạnh các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm ATTP, “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Cùng với đó, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Đặc biệt “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” nhằm gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP, nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm ATTP.
Cùng với đó là phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
Đoàn liên ngành do Chi cục trưởng Chi cục ATTP TP Hà Nội làm trưởng đoàn kiểm tra công tác ATTP tại một trường học quận Hai Bà Trưng |
Để tăng cường hiệu quả “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2022, Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố sẽ tổ chức 4 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác triển khai kế hoạch của các quận, huyện, thị xã cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Theo kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022” 4 đoàn liên ngành sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Các đoàn sẽ do đại diện lãnh đạo 3 sở: Y tế, NN&PTNT, Công Thương và Cục Quản lý thị trường Hà Nội làm trưởng đoàn.
4 đoàn liên ngành TP sẽ thực hiện việc giám sát ATTP nông lâm sản và thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.
Từ đó nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của chủ thể sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm.
Ngoài 4 đoàn liên ngành của TP, Hà Nội đề nghị UBND 30 quận, huyện, thị xã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về ATTP tại từng xã, phường, thị trấn. Phúc tra, giám sát các cơ sở do xã, phường kiểm tra. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không an toàn…
Đối với xã, phường, thị trấn, UBND TP Hà Nội đề nghị tổ chức đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định về ATTP tại các cơ sở, nhất là chợ và thức ăn đường phố theo phân cấp. Tổ chức ký cam kết trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
Đồng thời, công khai nguồn gốc và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, bản cam kết ATTP cho khách hàng tại từng cơ sở…
Cùng với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, UBND TP Hà Nội cũng sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền các vấn đề liên quan đến ATTP. Truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản an toàn, bảo đảm chất lượng.
Đồng thời, đề cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về ATTP...
PGĐ Sở Y tế cho biết, các đoàn thanh tra sẽ công khai các cơ sở, cá nhân vi phạm hành chính về ATTP bị xử phạt nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của thành phố, trong đó, khẩn trương triển khai sự kiện này trên địa bàn.
Ông Dũng cũng yêu cầu các địa phương tăng cường trách nhiệm hơn nữa, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn để kế hoạch được triển khai hiệu quả, tránh hình thức.
Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông một cách công khai, minh bạch về vấn đề bảo đảm vệ sinh ATTP nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Trong đó, đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện kế hoạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát cũng như hậu kiểm trong việc chấp hành các quy định về vấn đề vệ sinh ATTP. Đặc biệt, chú trọng vấn đề thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
N. Huyền
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.