Tết Đoan Ngọ: Chị em "giết sâu bọ" bằng loạt mâm cỗ đẹp hoa mắt khắp MXH
Mâm cỗ nào cũng thể hiện được tấm lòng thành kính của các gia đình dâng lên tổ tiên.
Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) hay còn gọi là Tết Đoan Dương vốn có nguồn gốc sâu xa từ Trung Quốc nhưng khi về nước ta, nó đã được Việt hóa, trở thành Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên.
Vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết. Lễ cúng trong ngày này thường là hoa quả theo mùa, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên... thường không thể thiếu. Ngoài ra còn có các món ăn khác tuỳ theo địa phương.
Theo truyền thống, cũng trong dịp này, chị em phụ nữ lại chuẩn bị hoa quả, bánh trái để thắp hương. Tuy vẫn là hoa quả theo mùa, bánh trái quen thuộc nhưng ngày càng được bày biện đẹp mắt, trang trọng hơn nhiều. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ 6 (3/6 Dương lịch), mặc dù không phải cuối tuần, phải đi làm nhưng hầu hết chị em vẫn chuẩn bị được những mâm cỗ tươm tất để thể hiện tấm lòng thành kính đối với tổ tiên.
Là một phụ nữ đảm đang, khéo léo, năm nào chị Đoàn Phương Thảo (Hà Nội) cũng chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để cúng tổ tiên. Năm nay với chị cũng không ngoại lệ. Ngoài các loại hoa quả theo mùa như vải, măng cụt, mận, thì chị Phương Thảo còn chuẩn bị rất nhiều các món ăn và bánh truyền thống như bánh xu xê, bánh tro, chè kho, chè con ong, cơm rượu nếp cẩm, cơm rượu nếp cái, khoai luộc, lạc luộc, bánh rán, bánh trôi, xôi chè, xôi gấc... Bên cạnh đó, hoa sen, hoa nhài... cũng không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của gia đình chị.
Lễ vật "giết sâu bọ" rất phong phú của chị Đoàn Phương Thảo
Cùng xem thêm các mâm cỗ "giết sâu bọ" của các chị em khác:
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của chị Trần Loan (Hòa Bình)
Ngoài các món ăn hay hoa quả truyền thống, nhà chị Phạm Thu Hiền (Hải Phòng) còn ăn Tết Đoan Ngọ với món vịt om sấu
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng đẹp mắt của chị Tô Hưng Giang
Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đẹp mắt của chị Thoa Bống
Mâm cỗ cúng đầy màu sắc của chị Tô Quỳnh Trang
Mâm cỗ hấp dẫn không kém của gia đình chị Phan Thu Trang (Trang Bún)
Chị Vũ Thanh Hoan (Hà Nội) cũng có một mâm cỗ tươm tất với bánh cốm, bánh xu xê, bánh tro, cơm rượu, xôi cốm, mận, vải rất hấp dẫn
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của chị Chun Chun Mai (TP HCM)
Mâm cỗ đủ món từ bánh tro, cơm rượu, xôi gấc, quả vải, bánh nướng, bánh dẻo, lạc luộc của chị Phạm Hòa
Chị Lâm Hà (Yên Bái) cũng chuẩn bị mâm cỗ "giết sâu bọ) nhiều màu sắc rực rỡ từ các loại hoa quả, bánh trái
Mâm cỗ đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của gia đình chị Ngọc Liên
Thêm một mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ giản dị mà thành tâm của chị Nguyễn Huế
Mâm cỗ đủ loại hoa quả của hè của chị Nguyễn Thị Thùy Linh
Mâm cỗ "giết sâu bọ" dân dã của chị Phùng Hà
Tết Đoan ngọ 2022 là ngày nào, nguồn gốc ra sao?
Tết Đoan ngọ vào mùa hè oi nóng, gắn liền với văn hóa nông nghiệp của Việt Nam
Theo phunuvietnam.vn