Có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Thiên hạ vẫn đang bàn đủ thứ chuyện về giáo dục, môn nào chính, môn nào phụ, nên học môn nào, bỏ môn nào; nhưng có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Cách đây khoảng chục năm, không biết từ đâu có tin đồn mình là con trai của một vị quan chức làm việc ở TW. Một bạn đưa tin này lên, kèm theo những lời cay nghiệt về mình, giống như giữa mình và bạn ấy có oán thù ngàn năm vậy.

Sau khi bạn ấy đưa bài lên, có những người hoàn toàn xa lạ vào bài viết đó để mạt sát mình, đại ý là tất cả những gì mình có được chỉ do mình thuộc loại con ông cháu cha thôi. Họ tự hào vì đã nhân danh chính nghĩa và nhân danh đạo đức để lên tiếng cho những bất công của xã hội, để lấy lại công bằng cho những người yếu thế.

Một chị đồng nghiệp của mình, thấy đó hoàn toàn là tin đồn thất thiệt nên bức xúc giùm mình, chị vào bài viết đó lên tiếng, rằng một người quê ở miền Tây, một người quê ở miền Đông, hai nơi xa lơ xa lắc, cha con làm sao được. 

Thật kỳ lạ, chị đồng nghiệp mình đã giải thích rõ, nhưng những người xa lạ kia không những không tin chị đồng nghiệp của mình, mà còn quay sang mạt sát chị ấy vì đã bênh vực mình, còn bạn kia thì chặn  chị ấy luôn, để chị ấy không vào đó lên tiếng được nữa.

Tin đồn không chỉ dừng lại ở đó. Một thầy cựu giảng viên của khoa, là chủ tịch của một đại học khác, có lần về khoa tặng mình một xấp hình chụp cảnh cũ người xưa trong khoa, hỏi mình rằng, nghe người ta đồn mình là con trai của vị quan chức kia, vậy sự thật thế nào. Một anh cựu sinh viên, cũng gọi điện hỏi mình về tin đồn kia.

 

Xin đừng thản nhiên buông lời cay nghiệt! (Ảnh minh họa: Pixabay).

Mình giải thích, đó hoàn toàn toàn là tin đồn thất thiệt, mình và vị quan chức kia không có bà con họ hàng gì với nhau cả. Một bạn Facebook của mình, đang là giảng viên của một trường đại học lớn, lần đầu tiên gặp mình ở ngoài đời, cũng nói về người mà bạn nghĩ là “ba” của mình, biết là bạn hiểu lầm vì tin đồn kia, mình vội vàng nói sang đề tài khác.

Tin đồn này chỉ thật sự kết thúc khi ba ruột mình về trời, lúc đó mình đã có bài viết chi tiết về cuộc đời làm nông dân của ba mình.

Ở đây mình muốn nói, một thông tin hoàn toàn sai sự thật như vậy, nhưng vẫn có những người xa lạ tin tưởng. Có những người chưa bao giờ gặp mình, họ hoàn toàn không hiểu gì về mình, nhưng  họ vẫn thản nhiên buông lời cay nghiệt như có oán thù ngàn năm vậy.

Đó là chuyện trực tiếp liên quan đến bản thân mình, nghe như màn tấu hài. Ngày nay lên mạng, không khó để thấy vô số những lời nói đay nghiến cay nghiệt với nhau.

Có thể là những lời cay nghiệt giữa những người có quen biết nhau, và có thể là những lời cay nghiệt giữa những con người hoàn toàn xa lạ. Có những người bình dân buông lời cay nghiệt, và có cả những người trí thức buông lời cay nghiệt.

Có những người nhân danh chính nghĩa để buông lời cay nghiệt, và có những người buông lời cay nghiệt để chứng tỏ bản thân họ thanh cao.

Nhưng họ có thật sự thanh cao hay không, nửa đêm tỉnh mộng, tự đối diện lương tâm, chỉ có mình họ mới biết được. Đáng sợ nhất, có những bạn còn rất trẻ, nhưng vẫn thản nhiên buông ra những lời cay nghiệt, kiểu như càng cay nghiệt thì càng chứng tỏ mình có đẳng cấp.

Có một sự thật, ngày nay có những người chỉ đọc lướt nhanh qua vài cụm từ, hoặc nghe qua loáng thoáng vài câu. Họ hoàn toàn chưa hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện, nhưng vẫn thản nhiên nhân danh đạo đức và nhân danh chính nghĩa để buông ra những lời cay nghiệt về những con người hoàn toàn xa lạ.

Từ một sự việc cỏn con, người có chủ ý có thể thêm thắt đặt điều để biến thành một câu chuyện hoàn toàn khác theo ý muốn của họ. Có người nêm nếm gia vị do sở thích, có người nêm nếm gia vị để trả thù mâu thuẫn cá nhân.

Sự đời vốn không đơn giản, thậm chí khi đã đọc kỹ và biết rõ chi tiết sự việc, nhưng chắc gì những điều tận mắt mình thấy hoặc tự tai mình nghe đã đúng sự thật. Người xưa có dạy, một nửa bánh mì là bánh mì, còn một nửa sự thật không phải là sự thật, nhưng không phải ai cũng nhớ lời dạy này.

Hồi còn đi tầm sư học đạo ở xứ người, cô giáo mình dạy, những người hay buông lời cay nghiệt với người khác thường có cuộc sống không hạnh phúc.  Cuộc đời của họ là những chuỗi ngày u uất không lối thoát, họ đành phải tìm niềm vui và lẽ sống bằng cách buông lời cay nghiệt với người khác.

Bản thân mình cũng đã chứng kiến có những người muốn làm việc gì đó mà không làm được, hay thậm chí muốn nói gì đó mà không nói được, họ giữ nỗi ấm ức trong lòng đã lâu, nhưng bản thân họ không dám hành động gì, chỉ còn biết giải tỏa bản thân bằng những lời cay nghiệt với những con người xa lạ.

Cuộc sống ngày càng hối hả, ngày càng áp lực, những lời cay nghiệt lại càng xuất hiện nhiều hơn. Có vẻ như với họ, buông ra những lời cay nghiệt sẽ giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút, thật là bi ai. 

Chợt nhớ lại sư phụ và sư thúc của mình, thường dùng những tiếng dạ, thưa khi nói chuyện; không chỉ dạ, thưa với người lớn tuổi hay bạn bè cùng trang lứa, mà khi nói chuyện với những người nhỏ tuổi hơn, mình vẫn nghe những tiếng dạ, thưa như vậy.

Có lần ghé lại tiệm tạp hóa xưa giữa Sài Gòn, cái tiệm tạp hóa cũ còn hơn cả người yêu cũ, cô bán hàng vẫn một dạ hai thưa với mình. Năm kia ra Huế, anh chạy taxi chắc đã ngoài 50, vẫn một dạ hai thưa với khách lạ từ miền Nam ra.

Ghé quán bình dân bên đường, chị bán hàng vẫn một dạ hai thưa với khách hàng đáng tuổi em út chị. Nghe thật dễ thương, đúng như câu “Dạ thưa xứ Huế bây giờ, Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”. Gặp những người dễ thương như vậy, dĩ nhiên mình cũng phải lễ phép một dạ hai thưa với họ để đáp lễ.

Thiên hạ vẫn đang bàn đủ thứ chuyện về giáo dục, môn nào chính, môn nào phụ, nên học môn nào, bỏ môn nào; nhưng có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Một giảng viên trường ĐH Bách khoa TP.HCM

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Đang cập nhật dữ liệu !