Tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Đà Nẵng và Tanger, Morocco

Thông qua buổi làm việc trực tuyến, lãnh đạo hai thành phố Đà Nẵng, Việt Nam và Tanger, Morocco đã trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Nhằm tăng cường họp tác giữa hai địa phương kết nghĩa, với sự kết nối của Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco, ngày 15/4, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh và ông Driss Riffi Temsamani, Phó Chủ tịch Hội đồng thành phố Tanger, Morocco đã có buổi gặp mặt làm việc trực tuyến.

Tham dự buổi làm việc có Đại sứ Việt Nam tại Morocco Đặng Thị Thu Hà cùng đại diện các sở, ngành của hai thành phố.

Phát biểu mở đầu buổi làm việc Đại sứ Đặng Thị Thu Hà và lãnh đạo hai thành phố và đánh giá cao những thành tựu trong quan hệ Việt Nam-Morocco trong 60 năm qua kế từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (27/3/1961-27/3/2021), đặc biệt trong những năm gần đây, đồng thời khẳng định đây là nền tảng vững chắc để hai thành phố cường hợp tác, phát huy và khai thác những tiềm năng và thế mạnh của nhau và đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của hai thành phố.

{keywords}
Nhằm thúc đẩy hợp tác giữa 2 thành phố kết nghĩa Tanger-Đà Nẵng, vừa qua Đại sứ Việt Nam tại Morocco Đặng Thị Thu Hà đã có chuyến thăm và làm việc với ông Mohamed El Bachir Abdelaoui, Thị trưởng thành phố Tanger và ông Omar Moro Chủ tịch Phòng Thương mại, Công nghiệp và Dịch vụ Vùng Tanger-Tétouan-Al Hoceima. Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco

Hai bên đã trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực cụ thể:

Về lĩnh vực du lịch: Cả hai thành phố đều có vị trí địa lý thuận lợi với bãi biển trải dài, phong cảnh đẹp cùng điều kiện thiên nhiên ưu đãi. Đà Nẵng được coi là một trong những thiên đường về du lịch tại Việt Nam, trong khi đó Tanger từ lâu đã được coi như một thủ đô văn hóa không chính thức của Morocco, thu hút gần 10 triệu lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Hai bên mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành, thông qua việc tham gia các hội nghị, tổ chức các triển lãm tại hai thành phố; quảng bá, chia sẻ thông tin du lịch lẫn nhau trên các kênh truyền thông đồng thời phối hợp tổ chức các đoàn khảo sát sản phẩm du lịch, kết nối doanh nghiệp du lịch giữa hai thành phố sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

Về lĩnh vực giao thông vận tải-logistic: Thành phố Tanger thu hút rất nhiều các dự án quy hoạch và phát triển do nhà nước và các nhà đầu tư quốc tế tài trợ, trong đó lớn nhất là cảng Tanger-Med, cảng biển lớn thứ hai ở châu Phi.

Trong khi đó, Đà Nẵng cũng đang chuẩn bị xây dựng cảng Liên Chiểu với mong muốn đưa cảng Liên Chiểu trở thành hình mẫu trong khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực logistics và vận tải hành khách đường biển.

Đà Nẵng mong muốn kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư thành phố Tanger đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư) dự án cảng Liên Chiểu, đồng thời cũng mong muốn phía Tanger chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu khả thi dự án, kêu gọi xúc tiến đầu tư các trung tâm logistics theo quy hoạch đã được duyệt...

Phía Tanger cho biết sẵn sàng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về xây dụng cảng biển cũng như trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, các dự án dường bộ và đường tàu cao tốc TGV.

Về kinh tế thương mại: Tanger có thế mạnh về cảng biển, sân bay quốc tế, vị trí địa lý thuận lợi, ở điểm cực Bắc của châu Phi, chỉ cách Tây Ban Nha 14km đường biển. Hơn 19% hàng xuất khẩu của Morocco được sản xuất ở Tanger.

Về phía Đà Nẵng, đây là nơi có hơn 500 công ty xuất khẩu, hiện đang xuất khẩu sản phẩm sang hơn 120 quốc gia khác nhau. Hai bên nhất trí trao đổi, cung cấp thông tin về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cơ chế chính sách thương mại, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm... đối với hàng hóa nhập khấu để hỗ trợ kết nối giao thương, xúc tiến xuất - nhập khẩu hàng hóa, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp hai bên nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp cận thị trường của nhau; phối hợp tổ chức hoặc hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, tạo điều kiện để các bên bố trí gian hàng hoặc gửi hàng hóa giới thiệu tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm của địa phương mình.

Ngoài ra, phía Tanger cũng đề xuất hai bên nghiên cứu hợp tác trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, là vấn đề cả hai bên đều rất quan tâm.

Buổi làm việc trực tuyến giữa lãnh đạo hai thành phố diễn ra trong không khí chân tình, cởi mở và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác.

Hai bên nhất trí sẽ giao cho các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai các hợp tác cụ thể, đồng thời tiếp tục tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm trực tuyến về từng lĩnh vực để tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng và các thế mạnh của nhau, trước hết là trong lĩnh vực du lịch.

Đà Nẵng và Tanger là hai địa phương kết nghĩa đầu tiên của Việt Nam và Morocco. Thỏa thuận hợp tác giữa hai thành phố được ký kết vào năm 2019, nhân chuyến thăm Morocco của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

P.N

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !