Sau vài giờ phát hiện '2 vạch', người đàn ông ướt sũng, thay 3 lần quần áo trong đêm

'Người tôi ướt sũng, mồ hôi thấm qua áo quần, ngấm cả vào ga, gối. Phải thay quần áo đến 3 lần trong đêm. Người đã mệt mà cứ phải run rẩy để sấy cho khô đồ', anh L. cho biết.

Lẩy bẩy thay quần áo, sấy chăn gối cả đêm 

Chiều 28/2, anh M.L (Long Biên, Hà Nội) thử test nhanh tại nhà khi thấy đau họng, hâm hấp sốt. Sau 3 phút que hiện lên 1 vạch, anh yên tâm mình vẫn là “người âm”.

Nhưng sau hơn giờ đồng hồ, vô tình nhìn lại anh L. lại thấy test thử có thêm 1 vạch mờ. Xác định “dương rồi”, anh lập tức dọn đồ “ra ở giêng”.

Rất nhanh sau đó, thân nhiệt cơ thể anh tăng lên, sốt đến 39 độ. Lúc nóng, lúc lại rét run, đắp đến 2 chăn vẫn run lên bần bật.

“Khốn khổ nhất là tình trạng ra mồ hôi. Người tôi cứ ướt sũng. Phải thay quần áo đến 3 lần trong đêm. Không chỉ ướt quần áo, mồ hôi còn thấm ra cả ga, gối. Người đã mệt mà cứ phải run rẩy để sấy cho khô đồ”, anh L. cho biết.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Không chỉ bị sốt rét, đổ mồ hôi nhiều, người đàn ông 41 tuổi này còn bị đau đầu, đau người hành hạ suốt hai ngày tiếp theo. “Thuốc hạ sốt, giảm đau cảm giác không nhiều tác dụng. Đầu ong ong, đau nhức không thể ngủ được, trong khi toàn thân ê nhức, không muốn nhấc người lên. Trong đời tôi chưa từng trải qua trận ốm nào (theo kiểu cúm) mà kinh khủng như thế này”, anh L. than phiền.

Trường hợp của anh L. theo các bác sĩ dự đoán có thể đã mắc Covid-19 biến chủng Omicron. Để xác định chính xác thì cần phải làm giải trình tự gen.

Tuy nhiên, BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Medlatec cho biết, đổ mồ hôi ban đêm và đau nhức cơ thể là những triệu chứng khác biệt nhất do biến thể Omicron gây ra. Theo thống kê, khá nhiều bệnh nhân thường xuyên bị đổ mồ hôi vào ban đêm. Thậm chí đổ rất nhiều mồ hôi gây ra tình trạng ướt quần áo và cả ga giường ngay cả khi phòng ngủ rất mát mẻ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau nhức cơ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt.  

Vì sao hậu Covid-19 lại đau lưng, đau gối kéo dài?

Vì sao hậu Covid-19 lại đau lưng, đau gối kéo dài?

Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị Covid-19 xong họ bị chứng đau lưng, đau cổ vai gáy kéo dài thậm chí có người phải đi trị liệu.

Bổ sung thêm với phóng viên Infonet, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, theo các nhà khoa học, những dữ liệu ban đầu về biến chủng Omicron cho thấy biến chủng này có tới hơn 30 đột biến và vẫn được xếp vào loại nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn những người nhiễm bệnh đều có biểu hiện ít nghiêm trọng hơn so với biến thể Delta hoặc không có biểu hiện.

Một số triệu chứng của bệnh nhân Covid-19 mắc biến chủng mới như: Mệt mỏi, thiếu năng lượng, ngại vận động, đau người, ngứa họng, sốt nhẹ đến trung bình, ho khan, ra mồ hôi trộm. Đổ mồ hôi ban đêm và đau nhức cơ thể là những triệu chứng khác biệt nhất do biến thể Omicron gây ra.

Một số nghiên cứu trên thế giới đã quan sát lâm sàng và đánh giá biểu hiện đổ mồ hôi nhiều trên bệnh nhân Covid-19 nhưng không tập trung vào nguyên nhân khiến bệnh nhân đổ mồ hôi ban đêm mà họ tìm cách xác định xem mồ hôi của bệnh nhân có khả năng truyền virus hay không. Sau khi phân tích dữ liệu, họ phát hiện ra rằng chất lỏng trong cơ thể không có virus.

Một nghiên cứu năm 2021 cũng chỉ ra rằng, đổ mồ hôi ban đêm có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh Covid-19. Tuy nhiên, báo cáo khoa học không được hỗ trợ bởi các bằng chứng rộng rãi.

Cách nào khắc phục

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang cho rằng, theo y học hiện đại, ra mồ hôi là phản ứng của cơ thể để hạ thân nhiệt, không có thuốc hay phương pháp nào giải quyết vấn đề trên.

Theo y học cổ truyền, huyết (血) tức là máu, hãn (汗) tức là mồ hôi mà máu và mồ hôi có cùng nguồn gốc (huyết hãn đồng nguyên). Từ lý luận đó mà thầy thuốc y học cổ truyền có thể ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Hãn là dịch của tâm khí thoát ra. Với y học cổ truyền, mồ hôi là vật chất quan trọng để phục vụ trong chẩn đoán và điều trị.

Trong tứ chẩn của đông y (vọng, văn, vấn, thiết) thì việc hỏi về mồ hôi (tự hãn hay đạo hãn), mùi mồ hôi, đặc tính của mồ hôi trên da khi sờ… giúp thầy thuốc thu thập chứng trạng để chẩn đoán, biện chứng luận trị cho bệnh nhân.

Trong điều trị có pháp phát hãn (làm ra mồ hôi) để đuổi tà khí và có pháp liễm hãn để trị các chứng mồ hôi ra nhiều.

Mồ hôi ra quá mức làm tân dịch hao tổn khiến cho huyết mất nguồn sinh hóa dẫn đến thiếu máu.

Bởi vậy, đối với y học cổ truyền, TS Lương y Phùng Tuấn Giang cho rằng, ngoài dùng các phương pháp và bài thuốc điều trị Covid-19, cần phải chú ý đến việc bổ khí huyết, bổ ngũ tạng để giúp phục hồi cơ thể.

Đặc biệt bổ huyết là quan trọng bởi khi bệnh nhân ra nhiều mồ hôi ban đêm (đạo hãn) trong quá trình mắc bệnh đã làm hao tổn nhiều huyết dịch. Sau khi khỏi bệnh mà cơ thể suy yếu, vẫn xảy ra tình trạng ra mồ hôi nhiều, cần gặp thầy thuốc để thăm khám, chẩn đoán cụ thể để có các pháp và phương thuốc thích hợp để liễm hãn, bổ huyết. 

Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo, người mắc Covid-19 (đặc biệt là trẻ em) nếu bị ra mồ hôi nhiều thì phải thay quần áo thường xuyên, giữ cho cơ thể không bị nhiễm lãnh do mồ hôi thấm ngược. Theo đó, nên mặc quần áo thấm nước, thoáng, mềm. 

 Người mắc biến chủng Omicron thường có một số biểu hiện:

Mệt mỏi: Một số bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, thiếu năng lượng và muốn được nghỉ ngơi khi nhiễm Omicron. Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác. 

Ngứa họng: Đây cũng là một trong những biểu hiện được ghi nhận ở một số bệnh nhân bị nhiễm biến thể mới của Covid-19. Tuy nhiên, mức độ triệu chứng của mỗi người bệnh có thể khác nhau. 

Sốt nhẹ: Tình trạng sốt nhẹ là một trong những dấu hiệu rất đặc trưng ở bệnh nhân mắc Covid-19. Đối với những trường hợp mắc biến thể mới Omicron cũng vậy, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ đến trung bình. Vì thế, bạn không nên chủ quan khi bị sốt trong thời gian dịch bệnh đang bùng phát. Hoặc nếu từng tiếp xúc với bệnh nhân kèm theo cơ thể có dấu hiệu bị sốt, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.  

 Ho khan: Đây là triệu chứng đã từng gặp ở nhiều bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 và cũng có thể gặp phải ở bệnh nhân bị nhiễm biến thể Omicron.

 Đổ mồ hôi ban đêm và đau nhức cơ thể: Đây là những triệu chứng khác biệt nhất do biến thể Omicron gây ra. Theo thống kê, khá nhiều bệnh nhân thường xuyên bị đổ mồ hôi vào ban đêm. Thậm chí đổ rất nhiều mồ hôi gây ra tình trạng ướt quần áo và cả ga giường ngay cả khi phòng ngủ rất mát mẻ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau nhức cơ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt.  

Một điểm khác so với các biến thể trước đó là người bệnh nhiễm Omicron  không gặp phải triệu chứng mất khứu giác hay vị giác và ít trường hợp bị sốt cao. 

N. Huyền 

Gia tăng trẻ nhiễm Covid-19: Biến thể Omicron còn nhẹ hơn sốt siêu vi

Gia tăng trẻ nhiễm Covid-19: Biến thể Omicron còn nhẹ hơn sốt siêu vi

Thời gian qua, các bệnh viện ghi nhận số trẻ nhiễm Covid-19 tăng đột biến do biến chủng Omicron lây lan nhanh.

Biến thể Omicron có thật sự 'né' được test nhanh?

Biến thể Omicron có thật sự 'né' được test nhanh?

Hiện nay, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế tại TP.HCM và có thể trong tương lai đè bẹp các biến chủng khác.

Những ai dễ bị xơ phổi hậu Covid-19?

Những ai dễ bị xơ phổi hậu Covid-19?

Trong các di chứng hậu Covid-19 thì vấn đề xơ phổi được xếp vào hàng nguy hiểm và người bệnh cần phải điều trị phục hồi phổi kéo dài

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Đang cập nhật dữ liệu !