Biến thể Omicron có thật sự 'né' được test nhanh?
Hiện nay, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế tại TP.HCM và có thể trong tương lai đè bẹp các biến chủng khác.
Tuần trước, sau khi đi học về con gái chị Nga (quận Gò Vấp, TP.HCM) được cô giáo báo theo dõi ở nhà vì bạn bên cạnh nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, suốt 4 ngày theo dõi bé Bảo Như có sốt, ho nhưng test Covid-19 vẫn âm tính.
Chị Nga vô cùng sốt ruột vì test mãi vẫn không lên hai vạch, chị không biết là con có nhiễm hay không nhưng bé sốt cao hơn 2 ngày mới hạ. Đến ngày thứ 3 bé chuyển sang ho, người mệt mỏi. Chị Nga gọi dịch vụ xét nghiệm PCR về nhà để làm xét nghiệm cho bé thì kết quả dương tính với Covid-19, chỉ số CT là 22,3.
Trường hợp của chị Đinh Thu Phương (Quận 6, TP.HCM) kể tuần trước chị đi ăn tiệc cùng với bạn bè về. Hai ngày sau chị được báo hai người ngồi cạnh chị đều lây nhiễm Covid-19. Chị Phương cũng có đủ triệu chứng như đau họng, ớn lạnh, mệt mỏi, đau ngứa cổ, chảy nước mũi nhưng chị test 3 lần vẫn âm tính. Chị Phương còn nghĩ hay do mình cảm lạnh nên tiếp tục uống thuốc cảm như mọi khi nhưng triệu chứng không dứt.
Cuối cùng, chị đi làm xét nghiệm PCR thì kết quả dương tính với chỉ số CT siêu lây nhiễm (CT là14,1).
Chị Phương cho biết trong đợt dịch này tại TP.HCM có rất nhiều người giống chị test nhanh không ra kết quả và phải nhờ vào PCR mới lên kết quả.
Chị Phương cho rằng có khi nào chủng mới Omicron “né” được test nhanh hay không. Nếu không có triệu chứng âm tính thì chấp nhận được, nhưng chị có đủ combo triệu chứng của Covid-19 mà vẫn âm.
Ảnh minh hoạ. |
Trường hợp của chị Vũ Phương Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng tương tự. Chị Hà đi du lịch ở miền Nam về và có triệu chứng đau họng, ho, chảy nước mũi 1 tuần, xét nghiệm vẫn không lên hai vạch. Đến ngày thứ 10 chị Hà mới làm xét nghiệm thì lại lên hai vạch đậm rõ ràng.
Theo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), hiệu quả của các xét nghiệm kháng nguyên biến thể Omicron cho thấy các xét nghiệm kháng nguyên vẫn phát hiện ra biến thể Omicron nhưng có thể làm giảm độ nhạy.
F0 tại nhà tắm gội sẽ bị 'bão cytokine', các bác sĩ phân tích gì?
Nhiều người cho rằng khi đang mắc Covid-19 (F0) thì bạn không nên tắm gội vì có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, di chứng hậu Covid-19; thậm chí có dấu hiệu 'bão cytokine'. Thực hư thông tin này thế nào?
Theo PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng Trường đại học Y dược TP.HCM, không phải đến thời điểm hiện tại Omicron xuất hiện thì mới có tình trạng âm tính bằng test nhanh vài lần rồi mới dương tính. Trước đó, rất nhiều trường hợp có triệu chứng test nhanh vẫn âm tính và làm PCR mới dương tính.
Đến nay, biến chủng Omicron chỉ làm thay đổi về đoạn gene trên protein S, trong khi đó kit xét nghiệm nhanh tác động lên đoạn gene protein E. Do đó, biến chủng này không ảnh hưởng đến kết quả test nhanh.
Đồng thời, với tốc độ lây lan của biến chủng Omicron rất nhanh như hiện nay, thời gian ủ bệnh ngắn hơn nên kết quả xét nghiệm có thể lên chậm hơn 1, 2 ngày sau mới đủ nồng độ virus để lên hai vạch. Ngoài ra, việc lấy mẫu đúng hay sai rất quan trọng.
Thời điểm lấy mẫu cũng như quy cách lấy mẫu sai cũng có thể cho kết quả không đúng. Hiện có tới hơn 100 test nhanh khác nhau độ đặc hiệu của các loại test này cũng khác nhau có thể dẫn tới tình trạng kết quả khác nhau.
Hơn nữa, bạn không nên quá thắc mắc tại sao tiếp xúc với F0 nhưng mãi vẫn âm tính bởi vì không phải ai tiếp xúc với người bệnh nhiễm Covid-19 cũng sẽ mắc vì miễn dịch của mỗi người khác nhau. Hiện, nhiều người đã tiêm đủ vắc xin 3 mũi thì miễn dịch cũng tốt hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm hơn nên bạn không cần cố gắng tìm cách xét nghiệm cho “dương bằng được”.
Ngoài Covid-19, thực tế chúng ta vẫn còn lưu hành các chủng cúm, thời tiết thay đổi thì viêm hô hấp trên cũng xuất hiện. Để phân biệt được viêm hô hấp trên với Covid-19 như hiện nay rất khó chỉ có thể phân biệt bằng test nhanh nên đôi khi không phải cứ bạn có đủ triệu chứng là mặc định mắc Covid-19.
Để đảm bảo sức khoẻ, PGS Dũng khuyến cáo, cộng đồng vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm 5K, dù là biến chủng Delta hay Omicron thì 5K đến nay vẫn là cách phòng bệnh tốt nhất.
Sau khi tiếp xúc F0 việc xét nghiệm ngay sẽ không có giá trị, gây tốn kém kinh phí vì khi đó tải lượng virus còn rất thấp. Người dân nên thực hiện xét nghiệm sau 3 - 4 ngày tiếp xúc. Với các trường hợp khác chỉ cần xét nghiệm khi có các biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau họng...
Khánh Chi
Dấu hiệu trẻ em nhiễm chủng Omicron như thế nào?
Theo các bác sĩ, đến nay để xác định nhiễm biến thể Delta hay Omicron thì cần làm các xét nghiệm giải trình tự gen, nhưng ở góc độ nào đó dấu hiệu của Omicron vẫn nhẹ hơn biến thể Delta. Trẻ em nhiễm biến thể Omicron như thế nào?
Nhiễm chủng Omicron test nhanh lên '2 vạch' là sắp khỏi?
Có triệu chứng rát họng, ho nhưng test nhanh âm tính, đến khi “hai vạch” thì F0 đó nhiễm Covid-19 chủng Omicron và sắp khỏi?
Hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 nhưng chỉ 4 nhóm người cần đi khám
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19, nhưng không phải tất cả người bệnh khỏi Covid-19 đều cần phải thăm khám hậu Covid-19. Chỉ 4 nhóm người này mới cần đi khám...