Vì sao hậu Covid-19 lại đau lưng, đau gối kéo dài?

Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị Covid-19 xong họ bị chứng đau lưng, đau cổ vai gáy kéo dài thậm chí có người phải đi trị liệu.

Mắc Covid-19 từ tháng 12/2021, xong đợt điều trị Covid-19 cấp, anh Nguyễn Văn Trường (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) than thở anh bị đau mỏi vai gáy thậm chí cơn đau còn kéo dài anh không giơ được tay lên.
 
Anh đi kiểm tra sức khỏe bác sĩ cho biết đó là do ảnh hưởng của mắc Covid-19. Anh Trường trước đó cũng không có tiền sử đau cổ vai gáy nhiều.
 
Trường hợp của chị Vũ Thị Hà (Thái Bình) cũng than thở từ khi mắc Covid-19 xong đã được 2 tuần nhưng chị Hà bị đau đầu gối. Theo chị Hà trước đó chị không bị đau đầu gối nhưng nhiễm Covid-19 được 3 hôm thì đầu gối đau và đến nay dù âm tính được 2 tuần tình trạng đau đầu gối vẫn tái diễn. Cảm giác rất khó chịu, đau mỏi như kiến cắn và giòi bò trong xương, nửa đêm về sáng không sao ngủ được vì đau. 
 

Hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 nhưng chỉ 4 nhóm người cần đi khám

Hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 nhưng chỉ 4 nhóm người cần đi khám

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19, nhưng không phải tất cả người bệnh khỏi Covid-19 đều cần phải thăm khám hậu Covid-19. Chỉ 4 nhóm người này mới cần đi khám...

Lý giải về tình trạng đau cổ vai gáy, BS Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết bệnh Covid-19 cũng giống như cúm mùa, bệnh do virus gây ra, với các triệu chứng tương đồng nhau nhưng biến thể Omicron nhẹ hơn Delta và cúm mùa, nhiều trường hợp viêm phổi để lại di chứng đau lưng kéo dài.
 
Ví dụ với biến thể biến thể Delta người ta thấy rằng hậu Covid-19 gây đau lưng: 63% bệnh nhân viêm phổi bị đau lưng kéo dài 6-9 tháng.
 
Biến thể Omicron hậu Covid đau lưng: 42% bệnh nhân viêm phổi bị đau lưng kéo dài 6-9 tháng. Một kết quả khá bất ngờ đó là bệnh cúm thì cũng có tới 70% trường hợp viêm phổi bị đau lưng kéo dài 6-9 tháng.
 
Vì vậy, BS Phúc cho biết đau lưng kéo dài có thể gặp ở bất cứ bệnh nhân viêm phổi nào do nguyên nhân các chủng virus hay vi khuẩn gây nên; nhưng biến thể Omicron số lượng bệnh nhân bị có thể ít hơn.
 
Ba khu vực chính của cơ thể hay bị đau là vùng đầu và vai gáy - vùng thắt lưng - vùng quanh đầu gối. 

{keywords}
Covid-19 vì sao gây đau lưng, mỏi gối. 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau là khi cơ thể nhiễm các chủng virus, cả virus cúm cũng như SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, những virus này kích thích giải phóng các Cytokine, bao gồm một loạt chất trung gian hoá học của quá trình viêm. Cytokine dẫn đến sự hình thành Pyrogens và Prostaglandin E2. Pyrogens là sản phẩm của sự suy tế bào, nó giúp chống lại bệnh cúm bằng cách gây sốt, nhưng Pyrogens cũng bám vào các dây thần kinh gây đau. Prostaglandin E2 là chất đặc hiệu kích hoạt các con đường đau.

Pyrogens và Prostaglandin E2 tập trung nhiều ở vùng cơ đầu và vai gáy, vùng cơ thắt lưng, vùng cơ xung quanh gối. Thông thường những chất này có nồng độ cao trong 4-5 ngày. Vì vậy, đa số trường hợp chỉ đau cơ mấy hôm, sau đó ổn định, đau tự hết không để lại di chứng.
 
Với các trường hợp đau cấp tính dữ dội, đau không thể chịu nổi, là vì lí do nào đó như cơ địa hoặc sử dụng thuốc không đúng, làm cho virus phát triển quá mạnh nên cơ thể phản ứng quá mẫn gây bão Cytokine, tức là các chất Pyrogens và Prostaglandin E2 tiết ra quá nhiều, chỉ cần chiếc lông gà chạm vào cũng nổi da gà vì đau.

Những trường hợp này thuốc giảm đau thông thường ít hiệu quả. Nếu đau quá mức chịu đựng, bác sĩ phải dùng đến các thuốc ức chế miễn dịch để giảm cơn bão Cytokine.
 
Sau khi khỏi bệnh, nếu cơ thể tiếp tục mẫn cảm tăng tiết Pyrogens Prostaglandin E2, thì tình trạng đau sẽ tiếp tục kéo dài, có thể từ 6-9 tháng mới hết đau.
 
BS Phúc lưu ý, với người bệnh Covid-19 đã khỏi khi đau vùng đầu và vai gáy, đau vùng thắt lưng, các bác sĩ ít kinh nghiệm dễ nhầm với thoái hoá cột sống, viêm đĩa đệm đốt sống, phồng hay thoát vị đĩa đệm; sau khi chụp Xquang, CT hay cộng hưởng từ, điều trị theo những hướng chẩn đoán này đều không có hiệu quả.
 
Ngoài ra, đau lưng và đau vai gáy còn một cơ chế nữa, đó là tổn thương tại phổi, đó là lí do những bệnh nhân sau viêm phổi do Covid-19 hoặc do cúm có tỉ lệ đau khá cao.
 
Để điều trị, theo BS Phúc, tây y chủ yếu dùng thuốc giảm đau, nhưng ít hiệu quả, đau có thể kéo dài 6 – 9 tháng. Tập phục hồi chức năng, massage, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu là những biện pháp có thể khắc phục được tình trang đau. Các bài tập thở sâu và thiền, gồm có yoga, khí công, thở dưỡng sinh đông y cũng giúp cải thiện tình trạng này.
 
Để phòng tránh, quá trình bị bệnh không lạm dụng thuốc điều trị cúm hay Covid-19, luôn giữ ấm lưng và tay chân, ban đêm ngủ vã mồ hôi ở lưng phải lau khô để bảo vệ phổi. 

Khánh Chi 

Gia tăng trẻ nhiễm Covid-19: Biến thể Omicron còn nhẹ hơn sốt siêu vi

Gia tăng trẻ nhiễm Covid-19: Biến thể Omicron còn nhẹ hơn sốt siêu vi

Thời gian qua, các bệnh viện ghi nhận số trẻ nhiễm Covid-19 tăng đột biến do biến chủng Omicron lây lan nhanh.

Biến thể Omicron có thật sự 'né' được test nhanh?

Biến thể Omicron có thật sự 'né' được test nhanh?

Hiện nay, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế tại TP.HCM và có thể trong tương lai đè bẹp các biến chủng khác.

Những ai dễ bị xơ phổi hậu Covid-19?

Những ai dễ bị xơ phổi hậu Covid-19?

Trong các di chứng hậu Covid-19 thì vấn đề xơ phổi được xếp vào hàng nguy hiểm và người bệnh cần phải điều trị phục hồi phổi kéo dài

Lượng nước cần uống mỗi ngày để giảm nguy cơ đột quỵ

Uống đủ lượng nước được khuyến nghị mỗi ngày (khoảng 5 cốc) không chỉ ngăn ngừa mà còn có thể giảm nhẹ tình trạng đột quỵ.

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Đang cập nhật dữ liệu !