Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, các con nghĩ đủ chiêu giữ kết nối với bố

Sau nhiều lần ông đi lạc, các con nghĩ ra cách đeo vòng có số điện thoại vào tay nhưng chỉ được ba hôm, ông lại tìm cách tháo ra. Chẳng còn cách nào khác, tất cả quần áo ông mặc hàng ngày đều được các con dập số điện thoại.

Sa sút trí tuệ (SSTT) là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi. Ước tính có khoảng 10% người trên 60 tuổi bị chứng bệnh này. Đáng ngại, tỷ lệ người mắc bệnh này ngày một gia tăng.

Nguyên nhân là do quá trình già hóa dân số dẫn đến sự chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Trước đây, gánh nặng bệnh tật là các bệnh truyền nhiễm thì hiện nay chuyển sang các bệnh không lây nhiễm trong đó có sa sút trí tuệ.

Người cao tuổi bị sa sút trí tuệ được điều trị tại Viện sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai 

Nhiều bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nặng, bệnh nhân mất hoàn toàn trí nhớ, không thể tự chủ trong mọi sinh hoạt, cần phải có người trợ giúp điều này  trở thành gánh nặng không hề nhỏ đối với gia đình và xã hội.

Trường hợp cụ N. V. G ( 83 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội) là ví dụ điển hình. Cụ có dấu hiệu lẫn cách đây hơn 10 năm dù thể trạng vẫn rất khoẻ. Các con đã thống nhất đưa ông đi viện dưỡng lão.

Thế nhưng chưa được một tháng, ông như bị trầm cảm, khi các con đến thăm ông lờ đờ quay mặt đi, không muốn nói chuyện. Xung quanh ông hầu hết đều là những gương mặt già nua, không cảm xúc.

Xót bố, các con quyết định đưa ông về và thuê một người giúp việc chỉ để chăm sóc, bầu bạn với ông. Khốn khổ, lúc ông tỉnh không sao, nhưng cứ đến “cơn” lẫn lên thì ông chửi hết không chừa một ai.

Không những thế, ông thường xuyên đi vệ sinh không xả nước. Có lúc nửa đêm ông đi nấu cơm. Bác giúp việc hớt hải chạy xuống thì ông mắng xối xả lười “chảy thây”. “Trưa rồi mà không nấu cho tôi ăn”.

Tình trạng ngày một nặng hơn khi thi thoảng, các con lại nháo nhào khi bác giúp việc hớt hải thông báo “ông lại đi đâu mất rồi”. Sau nhiều phen tìm bố, các con nghĩ ra cách đeo vòng có thông tin cá nhân vào cổ tay ông. Nhưng cũng chỉ được ba hôm, ông lại tìm cách tháo ra. Chẳng còn cách nào khác, tất cả quần áo ông mặc hàng ngày đều được các con dập số điện thoại.  

BSCKII. Phạm Công Huân - Phòng Điều trị Tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, cứ mỗi 3 giây trên thế giới lại có một người bị sa sút trí tuệ (SSTT).

Năm 2019, có 55 triệu người bị SSTT. Theo dự đoán, đến năm 2030, thế giới sẽ có 78 triệu người, và 2050 con số này tăng tới 139 triệu người mắc SSTT.

Thống kê tại Mỹ cho thấy, cứ 3 người cao tuổi thì có 1 người tử vong vì SSTT. Số người tử vong vì SSTT nhiều hơn số người tử vong do bệnh ung thư vú + ung thư tuyến tiền liệt.

Thống kê từ 2008 -2018, tỉ lệ nhập viện cấp cứu do SSTT chiếm tỉ lệ cao nhất, tới 28%, cao hơn do biến cố tim mạch hay đột quỵ, tăng huyết áp, COPD và ung thư.

Đáng ngại là khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tỷ lệ người bệnh tử vong do SSTT tăng 16% trong đại dịch. Năm 2021, chi phí y tế cho người bệnh SSTT là 355 tỉ USD.

BS Công Huân cũng nhấn mạnh, tại Việt Nam, số người mắc SSTT năm 2015 là 660.000 người. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật của bệnh Alzheimer và SSTT lên đến 52% trên tổng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần ở người cao tuổi tại Việt Nam.

Theo BS Huân, sa sút trí tuệ được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu, người bệnh giảm sự tiếp thu thông tin, lặp đi lặp lại một câu hỏi hay một vấn đề, mất khả năng quản lý tài chính, không nhớ đồ cất ở đâu và dễ bị nhầm, lạc đường.

Giai đoạn giữa, các triệu chứng rõ ràng hơn, người bệnh không nhớ sáng mình ăn gì, quên một số kỉ niệm trong quá khứ, khó mặc quần áo phù hợp, không nhớ số điện thoại của mình, hay nhầm lẫn ...

Giai đoạn cuối, người bệnh không nhận thức được môi trường xung quanh, đi lang thang, không nhận ra bạn bè người thân, không nhớ lịch sử bản thân, mất kiểm soát bàng quang và ruột, thay đổi nhân cách và hành vi.

“Các triệu chứng càng ngày nặng lên, người bệnh cần sự hỗ trợ tất cả trong cuộc sống hàng ngày”, BS Huân cảnh báo.

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !