Rau sống, món ăn ngon nhưng nhiều nguy cơ tiềm ẩn nhiễm ký sinh trùng
Ăn rau sống là thói quen của nhiều gia đình, các loại rau sống, rau gia vị thường ăn sống để tăng thêm hương vị cho món ăn cũng như 1 cách chống ngán hiệu quả.
Tiềm ẩn nhiễm ký sinh trùng
Rau sống với đa dạng các loại rau gia vị (như: Xà lách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi...) cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số nguyên tố vi lượng.
Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, rau sống là nơi loại rau gây nên bệnh ký sinh trùng nhiều nhất.
Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Không những thế, các loại rau sống còn có nguy cơ chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa...
Những người hay ăn rau sống cũng có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Các chuyên gia dinh dưỡng đều nhận định, rau sống là món ăn rất tốt cho sức khỏe vì có thể cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng.
Tuy nhiên, nó cũng là nhóm thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khoẻ nhất.
Rau sống là tên gọi chung cho các loại rau và lá ở dạng tươi sống được dùng làm món ăn kèm theo trong các bữa ăn của người Việt, thường là các loại rau có lá.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội, rau sống là rau ngon nhưng lại là loại rau chứa nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Ảnh minh hoạ. |
Rau sống là loại rau ăn trực tiếp mà không qua chế biến hay đun sôi nên thường chứa lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng.
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên các loại rau sống chúng ta ăn hàng ngày như xà lách, rau thơm, cải cúc, rau muống lên tới 92%, thậm chí dù được rửa sạch đến 3 lần nước thì tỷ lệ này chỉ giảm xuống 20 - 30%.
Hiện nay, lượng rau ăn sống ngày càng nhiều và vấn đề cơ bản là người tiêu dùng và người bán đều phải chọn rau tươi, rau mới thu hoạch.
Theo PGS Thịnh từ khâu nhà vườn, rau sống là rau cần được bảo quản tốt. Bảo quản tốt ở đây không phải là bảo quản trong tủ lạnh mà với rau sống làm sao để rau không được chèn ép gây dập nát vì nó sẽ hỏng nhanh và vi sinh vật phát triển nhiều. Vì vậy, thu hoạch rau sống xong bạn cần xếp rau theo trật tự.
Quan trọng là nguồn nước rửa rau
Người mua rau cần lưu ý lựa chọn rau quả tươi cần chú ý hình dáng bên ngoài, đó là rau còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống.
Ngoài ra, nên chọn loại rau có màu sắc tựnhiên, không úa, héo và không có mùi lạ. Khi mua rau về, bạn cắt phần không ăn được bỏ đi dù phần dập.
Quan trọng nhất với việc ăn rau sống là nguồn nước để rửa. PGS Thịnh cho biết trước khi ăn bạn cần rửa trực tiếp từng lá dưới voì nước chảy vì đây là tốt nhất để loại bỏ ký sinh trùng, trứng giun, đất cát thậm chí cả hoá chất phun cũng có thể rửa trôi dưới vòi nước.
Một số người không nên ăn rau sống như người bị rối loạn tiêu hóa: Chất xơ trong rau sống có tác dụng gây khó chịu cho đường tiêu hóa như làm đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.
Người bị hội chứng ruột kích thích: Không nên ăn nhiều rau sống vì có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.
Người bị viêm đại tràng: Một số loại rau sống có chất chất xơ dạng không tan như cellulose, vì thế người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột bị tổn thương.
Bệnh nhân bị suy thận: Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.
Bà bầu không nên ăn rau sống: Trong thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.