Quý 3/2021, người Việt chỉ còn tiêu thụ 3 tấn vàng

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), do giãn cách xã hội vì đại dịch và việc giao dịch tại các cửa hàng kim hoàn gặp khó khăn, tiêu thụ vàng của người Việt sụt giảm mạnh trong quý 3/2021.

Cụ thể theo báo cáo, nhu cầu đối với vàng của người tiêu dùng Việt Nam đạt 3 tấn trong quý 3/2021, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2020. Có nghĩa là trong quý trước cùng kỳ của 2020, nhu cầu tiêu thụ vàng của người Việt lên tới 6 tấn. 

Giao dịch mua bán vàng tại cửa hàng DOJI. (Ảnh: Quốc Tuấn)

Giao dịch mua bán vàng tại cửa hàng DOJI. (Ảnh: Quốc Tuấn)

Nhu cầu tiêu dùng vàng được dự tính dựa trên các yếu tố bao gồm khối lượng đồ trang sức bằng vàng mà người tiêu dùng trong nước đã mua, ghi nhận đạt 1 tấn, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự như vậy, 2 tấn vàng miếng và tiền xu - một loại sản phẩm vàng vật chất được các nhà đầu tư cá nhân mua vào, cũng giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) tại Hội đồng Vàng Thế giới, cho biết: “Nhu cầu đối với vàng của người tiêu dùng Việt Nam giảm một nửa trong quý 3 năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do việc giãn cách xã hội kéo dài nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19, khiến nhu cầu mua bán trang sức, vàng miếng và tiền xu bị ảnh hưởng đáng kể. Nhìn chung, nhu cầu vàng của người tiêu dùng trên toàn ASEAN đang bắt đầu tăng lên do việc nới lỏng các hạn chế trên nhiều thị trường được thực hiện. Tuy nhiên, mức tiêu thụ vẫn chưa thể quay trở lại như trước đại dịch. Chúng tôi kỳ vọng những xu hướng này sẽ tiếp tục trong quý cuối của năm, khi vàng được xem là vật bảo vệ của cải và là tài sản trú ẩn an toàn.”

Theo báo cáo Xu hướng Nhu cầu vàng mới nhất của WGC trên toàn thế giới, nhu cầu đối với vàng giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 13% so với quý trước xuống còn 831 tấn, chủ yếu là do lượng bán ra của các quỹ hoán đổi danh mục vàng (các ETF vàng).

Lượng bán vàng ròng ETF khá nhỏ (27 tấn), song khi so sánh với lượng mua tăng vọt do đại dịch một năm trước đó, điều này đủ khiến nhu cầu vàng nói chung giảm so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù nhu cầu tăng lên ở tất cả các lĩnh vực khác.

Lượng mua vàng trang sứccủa người tiêu dùng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái lên 443 tấn. Trong khi đó, vàng miếng và tiền xu - một loại sản phẩm vàng vật chất được các nhà đầu tư cá nhân mua vào mạnh - tăng quý thứ năm liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái với 262 tấn được mua trong quý 3. Vàng được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ tăng so với cùng kỳ năm ngoái, còn các ngân hàng trung ương bổ sung 69 tấn vàng vào kho dự trữ.

Giá vàng đạt mức trung bình 1.790 USD/ounce trong quý này - giảm xuống từ mức cao nhất của quý 3 năm 2020, song cao hơn các mức trung bình của 3 năm, 5 năm và 10 năm.

Theo bà Louise Street, Chuyên gia Phân tích Thị trường Cấp cao của WGC: "Lượng bán ra tương đối khiêm tốn từ các quỹETF đã có tác động không đồng đều đến các số liệu của năm nay, tác động tiêu cực hơn ở gần như mọi nơi mọi mặt.

"Lượng vàng bán ra này chính là một phần của bức tranh rộng lớn hơn. Cách đây một năm, các nhà đầu tư đổ xô vào mua vàng, tìm kiếm tài sản trú ẩn trước đại dịch. Và các ETF vàng đặc biệt được hưởng lợi nhờ luồng dịch chuyển này khi gia tăng thêm hơn 1.000 tấn trong ba quý đầu năm 2020. Vì vậy, trong khi các nhà đầu tư ETF tiếp tục bán trong năm nay, thì lượng vàng bán ra vẫn ở mức khiêm tốn.

Cũng theo vị chuyên gia thì đã có những tín hiệu tích cực trong những lĩnh vực còn lại của thị trường vàng - nhất là nhu cầu đối với vàng được sử dụng trong ngành trang sức và công nghệ tăng mạnh. "Đây là điều đáng mừng bởi ít nhất nó là một phần kết quả của sự phục hồi kinh tế toàn cầu nói chung. Tương tự, các ngân hàng trung ương vẫn là người mua ròng và đầu tư vào vàng miếng và tiền xu, và có xu hướng gia tăng. Về tương lai, chúng tôi dự kiến bức tranh tổng thể về nhu cầu vàng sẽ không có nhiều thay đổi rõ rệt: nhu cầu người tiêu dùng tăng cao và ngân hàng trung ương sẽ giảm thiểu thiệt hại từ các ETF. Nhu cầu trang sức sẽ tiếp tục vượt các mức của năm ngoái, song nhu cầu đầu tư nói chung sẽ giảm hơn trong năm 2021 mặc dù nhu cầu đối với vàng miếng và tiền xu vẫn cao".

Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng trong quý 3 cũng phản ánh, với lượng mua ròng của các ngân hàng trung ương, họ đã nâng lượng mua vào lên gần 400 tấn tính từ đầu năm đến nay, nghĩa là tổng cầu cả năm 2021 có thể sẽ rơi vào khoảng trung bình của 5 năm. Brazil, Uzbekistan và Ấn Độ là những "ông lớn" trên thị trường. Trong khi đó, nhu cầu trong lĩnh vực công nghệ đã phục hồi về các mức trước đại dịch và tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 84 tấn và tăng 4% so với quý trước.

Tổng cung giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1.239 tấn mặc dù sản lượng khai thác mỏ trong quý tăng lên mức cao kỷ lục. Mức sụt giảm này so với cùng kỳ là do hoạt động tái chế giảm mạnh bởi giá vàng giảm, số liệu báo cáo của WGC cho hay. 

Theo báo cáo này, triển vọng thị trường ở cả năm cả năm 2021 cho thấy một bức tranh tương tự như những gì đã diễn ra trong năm cho đến nay. Nổi bật của dự báo vẫn sẽ là sự phục hồi kinh tế đang diễn ra có thể mang lại lợi ích cho đồ trang sức và công nghệ; đầu tư sẽ được hỗ trợ từ lo ngại lạm phát tiếp tục nhưng dòng vốn ETF tương đối khiêm tốn được so sánh có phần tiêu cực với dòng vốn kỷ lục của năm 2020. Các ngân hàng trung ương đã sẵn sàng cho một năm mua ròng trên mức trung bình.

Cập nhật tại 18h30 Việt Nam tức 11h30 giờ GMT ngày 28/10, ngay sau WGC công bố báo cáo và trước thời điểm Ngân hàng Trung ương châu Âu công bố kết quả cuộc họp chính sách, giá vàng quốc tế đang giao dịch quanh mốc 1802,058 USD/ ounce; Chỉ số đô la Mỹ, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính, đi ngang quanh mức 93,797.

Việc giá vàng tăng trở lại ở vùng 1.800 USD/ ounce được cho là kết quả từ việc dòng tiền chảy trở lại kim loại quý khi chứng khoán Mỹ điều chỉnh rời đỉnh kỷ lục và quỹ tín thác vàng SPDR Gold Trust liên tục gom mua. Trong phiên giao dịch hôm thứ tư 27/10, quỹ này mua vào 3,2 tấn, nâng lượng vàng nắm giữ lên 983,01 tấn.

Bà Danielle DiMartino Booth, Giám đốc điều hành của Quill Intelligence, trao đổi với Kitco News, cho rằng với "phép thử" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thắt chặt tiền tệ hay là không đều không phải là chính sách tốt, song dựa trên môi trường kinh tế hiện tại, Fed có thể bị buộc phải thắt chặt hơn, bao gồm cả việc tăng lãi suất. Theo đó, bà DiMartino Booth khuyên nhà đầu tư nên nắm giữ vàng, bất động sản và trái phiếu đô thị. Vàng vì vậy, được cho có động lực tích cực để thu hút tiếp sự chú ý.

Đại gia vàng bạc lỗ nặng trong quý 3 do dịch bệnh

Đại gia vàng bạc lỗ nặng trong quý 3 do dịch bệnh

PNJ lỗ 159,5 tỷ đồng trong quý 3 năm nay dù cùng kỳ năm trước lãi ròng 202 tỷ đồng. hãng vẫn duy trì 100% lương thưởng cho nhân viên trong giai đoạn 82% số cửa hàng tạm đóng cửa; trả đầy đủ tiền thuê cửa hàng 

Theo diendandoanhnghiep.vn

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.