Quảng Ninh: Tiếp tục tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo về việc tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp chính quyền địa phương đối với công tác quản lý về an toàn thực phẩm.
Quảng Ninh: Tiếp tục tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm |
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm (Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ động, phối hợp thông tin, tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, nhằm thay đổi hành vi từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Cùng với đó là tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh của nhân dân về các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm theo chuỗi từ khâu sản xuất, chế biến, kinh doanh đến lưu thông phân phối đến tay người tiêu dùng. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm thì tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất theo quy định.
Các lực lượng phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại (Ban Chỉ đạo 389) tăng cường đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép thực phẩm, thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, gian lận thương mại, phụ gia thực phẩm, dụng cụ bao gói thực phẩm không đủ các điều kiện lưu thông trên thị trường...
Để ngăn chặn hiệu quả, tận gốc các cá nhân sẵn sàng bất chấp các quy định của pháp luật, sử dụng mọi thủ đoạn để sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn thì rất cần các giải pháp đồng bộ, với các chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, đảm bảo đủ sức răn đe, không dám tái phạm.
Cùng với đó là nâng cao nhận thức về thực phẩm an toàn cho cả người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng cũng như toàn xã hội để kiên quyết nói không với thực phẩm “bẩn”. Có như vậy, chúng ta mới hy vọng ngăn chặn, đẩy lùi, loại bỏ được thực phẩm không an toàn ra khỏi đời sống xã hội, đảm bảo cho người dân được sống trong một môi trường an toàn...
Hoàng Thanh
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.