Quảng Ngãi: Sachi chết héo, nông dân lỗ hàng trăm triệu đồng

Nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua đã khiến cho phần lớn diện tích cây sachi ở Ba Tơ chết hàng loạt khiến bà con trồng sachi "khóc đứng, khóc ngồi" vì lỗ hàng trăm triệu

Nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua đã khiến cho phần lớn diện tích cây sachi ở Ba Tơ chết hàng loạt. Người nông dân điêu đứng, ngành dịch vụ nông nghiệp địa phương "căng mình" để ứng phó, trông đợi vào thời tiết thuận lợi hơn để “phục hồi” mô hình. 

Sachi "bạc phận"

Đi dọc tuyến đường từ Ba Tô lên Ba Tiêu, một trong số những địa phương được chọn để triển khai thí điểm mô hình trông cây sachi ở huyện Ba Tơ, nhiều người trầm trồ về một mô hình quy mô với hệ thống thiết kế lạ mắt, hoành tráng với các dàn leo, trụ chống đỡ.  

Thế nhưng, khi đi sâu vào tham quan, đó là hình ảnh cây sachi chết trơ trọi, chỉ còn lại vài cây cố vươn mình giữa thời tiết khắc nghiệt. Trong vụ trồng thử nghiệm đầu tiên, loại giống mới này khiến không ít các hộ dân “vỡ mộng”.

Lom khom giữa chân đồi, chị Huỳnh Thị Hòa, 45 tuổi, ở thôn Nước Tỉa, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ khòm lưng dẫy cỏ, làm sạch các hố trồng sachi và nhổ bỏ các cây chết. Chưa khi nào người phụ nữ nổi tiếng làm kinh tế giỏi ở địa phương cảm thấy tuyệt vọng như lúc này. 

Khác với khoảng thời gian đầu hào hứng, chị chán nản và mệt mỏi. Kèm theo đó là nỗi xót xa khi nhìn những cây sachi với bao tâm huyết, mồ hôi, tiền của tiêu tan, chỉ còn lại là trụ bê tông, ống tre, dây làm dàn và dây sachi khô khốc từ ngọn đến gốc.

Chị Hòa là một trong những hộ có diện tích sachi chết nhiều nhất trong đợt này. Chỉ còn một số ít dây sachi còn sống sót trong đợt nắng hạn năm nay.

Chị Hòa cho biết, từ kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm thu mua, bán trái sachi, nắm được lợi nhuận của cây sachi và mong muốn có một mô hình mới cho hiệu quả kinh tế cao, từ đầu năm 2019, chị đã phá bỏ cây keo để trồng 1ha cây sachi.

Là chủ nhiệm của HTX Nông Lâm nghiệp Dịch vụ Ba Tiêu nên chị tiên phong tham gia trồng với diện tích khá lớn. Chị than thở: “Đây là lần thất bại lớn nhất trong hơn 20 năm làm nông nghiệp ở mảnh đất này.

Nếu không có gì xảy ra thì thời điểm này gia đình tôi đã có thể thu được 200 triệu đồng từ diện tích cây sachi đã trồng. Đằng này, ngược lại tôi đã thô lỗ hàng trăm triệu...". Từ thiệt hại của mô hình, phần diện tích còn lại khoảng 1ha đã chuẩn bị xong hệ thống kỹ thuật, đang chuẩn bị trồng đành hoãn lại. 

Vào thời điểm này, nếu thời tiết thuận lợi, diện tích sachi đã cho "quả ngọt". Thế nhưng, phủ lên các triền đồi là những diện tích sachi chết khô.

Cùng cảnh ngộ, tại thôn Làng Lũy, ông Chế Minh Thái, 48 tuổi thất vọng không kém. Hưởng ứng mô hình, đồng lòng cùng chính quyền địa phương, gia đình ông cũng tham gia trồng 850 cây sachi trên phần diện tích 9 sào đất rẫy. Lợi nhuận chưa thấy nhưng bao công sức đã tiêu tốn.

“Nguyên nhân cây chết tôi không rõ lắm nhưng được dự đoán là do thời tiết nắng nóng. Sachi trồng xuống 3 tháng, khi vừa bén rễ thì những đợt nắng nóng xuất hiện, khiến cho một nữa diện tích chết hết. Cũng may, nhà tôi còn lại được một nữa”, ông Thái bày tỏ.

“Căng mình” với mô hình tâm huyết

Sachi là cách gọi tắt của cây Sacha Inchi. Dự án được trồng thí điểm ở huyện Ba Tơ từ đầu tháng 2.2019, sau khi ngành nông nghiệp huyện có đi tham quan mô hình ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là địa phương có nhiều điểm tương đồng với Ba Tơ về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện sống, tập quán canh tác, với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. 

Ngay sau đó, huyện Ba Tơ đã phân bổ 1,7 tỷ đồng, giao cho Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện triển khai, chọn thí điểm ở 3 xã Ba Tô, Ba Tiêu, Ba Động. Trong đó Ba Tiêu được chọn thực hiện đầu tiên vì điều kiện thời tiết nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thuận lợi.

Thời gian qua, tại Ba Tiêu đã trồng được 3,7ha/5,5ha dự kiến. Ba Tô đã cho tiến hành cho làm giàn, cấp phân bón lót. 

Một số diện tích trồng sachi ở Ba Tô đành tạm ngưng sau khi làm giàn, cấp phân bón lót cho đến khi thời tiết thuận lợi mới triển khai trồng.

Trung tâm cũng đã phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khoa học và Công nghệ Nông Tín để hỗ trợ cây giống, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm, hướng đến phát triển bền vững. 

Theo như dự kiến, trong năm đầu thu hoạch, chỉ với 1ha, cây sachi cho thu hoạch 1.000kg, với giá bán thấp nhất 50.000 đồng/1kg, người trồng có doanh thu 50 triệu đồng và doanh thu này tăng dần trong những năm kế tiếp. Cụ thể, từ năm thứ ba trở đi, lợi nhuận tăng lên ổn định với mức lãi hơn 147 triệu đồng/ha. 

Theo khảo sát thực tế hiện nay thì giá của trái sachi tươi đạt trung bình 90 nghìn đồng/kg và khoảng 180 nghìn đồng/kg phơi khô, làm sạch. Như vậy, so với cây keo, lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần, trong khi đó thời gian thu hoạch sachi có thể lên đến 20 năm.

Thế nhưng, thời tiết đã phụ công sức của chính quyền và người dân nơi đây. Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ Phan Quang Đức, đợt nắng nóng năm nay xuất hiện kéo dài không như mọi năm, nếu có mưa cũng chỉ là những cơn mưa giông với lượng mưa rất ít đã khiến cho sachi chết hàng loạt.

Đặc biệt, trong lúc nhiệt độ tăng cao mà người dân lại tưới nước nhiều nên đã gây ra bệnh lở cổ rễ, tạo kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì thế, nhiều diện tích không chỉ chết khô mà còn vì bệnh lở cổ rễ. 

Khảo sát một vòng các diện tích trồng sachi ở xã Ba Tiêu, diện tích còn sống trong đợt trồng thử nghiệm lần này còn rất ít. Nơi chết nhiều, diện tích còn sống chỉ còn khoảng 10%, thậm chí ít hơn. Nơi chết ít thì diện tích còn sống cũng chỉ còn khoảng 30-40%. Mô hình trồng thử nghiệm sachi trong đợt này đang chính là nỗi lo rất lớn của ngành nông nghiệp, khuyến nông huyện nhà.

“Trong suốt thời gian qua, ngành cũng đã “cùng ăn, cùng ở” với người dân để nỗ lực tìm cách khắc phục. Đối với những diện tích còn sống, chúng tôi đã lên phát đồ điều trị bệnh lở cổ rễ, còn tại diện tích đất có cây chết đã cho tiến hành đào xới, phơi hố, cấp các loại thuốc để xử lý và chờ đợi khi thời tiết phù hợp sẽ hỗ trợ lại cây giống để người dân tiếp tục trồng”, ông Đức nhấn mạnh. 

Dưới sự hỗ trợ của các đơn vị, người dân đang “gồng mình” để xử lý kỹ thuật phần diện tích sachi của gia đình. Song song đó, điều mà các hộ dân tham gia trồng sachi mong đợi nhất, đó là các đơn vị hỗ trợ cây giống cần cung cấp nguồn giống chất lượng để cây sachi có điều kiện phát triển, sinh trưởng tốt với khả năng phòng, chống bệnh cao. 

Theo Báo Quảng Ngãi

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Tìm cách 'mở lại đường' để tôm hùm bông xuất khẩu vào Trung Quốc

Về lâu dài, người nuôi nên tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc giúp nâng cao giá trị, giải quyết được vấn đề khi Trung Quốc ngưng nhập mặt hàng này.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.