Mỹ sẽ nâng cấp một phiên bản của tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin

Theo RIA, mới đây tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ tuyên bố đã bắt đầu sản xuất một phiên bản hệ thống tên lửa chống tăng mới Javelin.

Theo đó, tên lửa Javelin do Tập đoàn Lockheed Martin có trụ sở ở bang Maryland và công ty Raytheon có trụ sở ở bang Massachusetts hợp tác phát triển. Theo nhà sản xuất, phiên bản mới được đặt tên là Javelin (FGM-148F).

{keywords}
Lính Mỹ sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng Javelin. Ảnh: U.S. Army.

Được biết, phiên bản F-Model có đầu đạn đa năng tiên tiến có thể tấn công phá hủy lớp giáp hiện đại, đồng thời có thân làm bằng thép mảnh để bắn trúng các mục tiêu được bảo vệ yếu và xe bọc thép hạng nhẹ.

Phiên bản trước đó, FGM-148 Javelin là tên lửa chống tăng vác vai tự dẫn được Mỹ biên chế từ năm 1996, nhằm thay thế mẫu M47 Dragon ra đời trước đó 21 năm. Quân đội Mỹ cho biết, các lực lượng quân sự của nước này đã sử dụng các hệ thống Javelin trong 6 nghìn cuộc đụng độ chiến đấu.

Hệ thống tên lửa chống tăng Javelin là tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai hiện đại nhất hiện nay, Javelin sử dụng hệ thống chụp ảnh hồng ngoại để phát hiện và khóa mục tiêu xe tăng ở khoảng cách lên tới 4.750 m. Hiện tại, nhiều phiển bản khác nhau của tổ hợp này đang phục vụ cho hơn 20 quốc gia, bao gồm cả các nước cộng hòa Liên Xô cũ (Gruzia, Ukraine, Litva, Estonia).

Javelin là tổ hợp tên lửa hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”. Một khi được phóng đi, “bộ não” của tên lửa sẽ nắm quyền điều khiển để hướng dẫn nó nhằm trúng mục tiêu. Xạ thủ vận hành Javelin có thể phóng tên lửa và sau đó thu hồi lại, hoặc chuyển sang một mục tiêu khác thay thế.

Tuy vậy nhược điểm lớn của Javelin là yêu cầu xạ thủ phải đứng yên không được di chuyển, liên tục giữ ống kính tập trung theo dõi xe tăng của địch cho đến khi khai hỏa. Điều này thực sự khó khăn do ảnh hưởng của tiếng ồn và sự căng thẳng trong chiến đấu, cũng như hỏa lực của đối phương có thể khiến xạ thủ dễ để mất mục tiêu đã khóa.

Mặc dù được phát triển để đối phó xe tăng Liên Xô, tuy nhiên tên lửa Javelin chỉ bắt đầu xuất hiện trong chiến dịch tấn công Iraq năm 2003. Mỹ không thể đưa quân vào miền bắc Iraq bằng đường bộ, buộc Lầu Năm Góc phải triển khai lính đặc nhiệm để hỗ trợ lực lượng người Kurd.

Trong một diễn biến khác, vào đầu tháng 4, Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Phương Bắc (Norinco) của Trung Quốc thông báo rằng, họ đã hoàn thành công việc bàn giao các hệ thống vũ khí chống tăng (ATGW) Hồng Tiễn 12E (Hongjian-12E hoặc HJ-12E) cho một khách hàng nước ngoài.

Theo các chuyên gia, tổ hợp này của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất đến từ các nước không thuộc phương Tây của hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin (FGM-148). Hai tổ hợp rất giống nhau về các đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật, chúng có hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại, nhờ đó, người điều khiển tên lửa chống tăng không cần giữ mục tiêu trong tầm nhìn trong khi tên lửa đang bay.

Thanh Bình (lược dịch)

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.