Quân đội Đức chỉ sơ tán 7 người từ Afghanistan, nhưng mang cả kho bia ‘ế’ về nước?

Theo các nguồn tin quân sự, tại Afghanistan đã hình thành kho bia Đức khổng lồ sau khi các binh sĩ nước này bị cấm sử dụng đồ uống có cồn.

Mới đây, các mạng xã hội của Đức rầm rộ đưa tin, máy bay vận tải quân sự của quân đội Đức đến Kabul chỉ sơ tán được 7 người từ Afghanistan, nhưng lại mang hết hơn 22 nghìn lít bia và rượu về nước.

Trước đó, khoảng 22,5 nghìn lít đồ uống có cồn của quân đội Đức được cho là không có người nhận được tích trữ trong khu trại Marmal ở thành phố Mazar-i-Sharif.

{keywords}
Quân đội Đức chỉ sơ tán được 7 người từ Afghanistan, nhưng mang cả kho bia khổng lồ về nước. (Ảnh: AP)

Theo quân đội Đức, trước khi ban hành lệnh cấm, các quân nhân được quyền uống 2 lon bia mỗi ngày. Tuy nhiên, sau ban hành lệnh cấm, quân đội Đức phải đối mặt với vấn đề hậu cần do họ không biết phải để số đồ uống dư thừa đi đâu.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức Christina Routsi cho biết, loại đồ uống có cồn này không thể đem bán ở địa phương do các hạn chế về tôn giáo, mà cũng không được tiêu hủy vì lý do môi trường.

Quá phẫn nộ trước hành động này của quân đội Đức, tờ Berliner Zeitung viết: “Những gì mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức đang làm là hoàn toàn thất bại. Những người chịu trách nhiệm về vấn đề này đã vận chuyển 22.500 lít bia, rượu và các thủ tục hành chính liên quan đến việc nhập cảnh của những người giúp đỡ quân đội trước đây. Những việc này quá lãng phí thời gian quý báu”.

Cũng theo Berliner Zeitung, trước đó vào tháng 6, đảng Xanh đệ đơn yêu cầu trục xuất ngay lập tức các công nhân địa phương từ Afghanistan sang Đức. Nhưng yêu cầu đã bị từ chối.

Theo Berliner Zeitung, “tất nhiên, chính phủ Đức không chỉ đổ lỗi cho thực tế là mọi thứ ở Afghanistan diễn ra quá nhanh, nhưng họ hoàn toàn đánh giá thấp tình hình chính trị tại đây”.

Theo thông tin mới nhất, hôm 17/8, Đức thông báo chỉ giải cứu thành công 7 người từ Kabul trên máy bay vận tải A400M. Đây là phi cơ Đức đầu tiên đến sân bay Kabul kể từ khi Taliban kiểm soát thủ đô Afghanistan vào ngày 15/8.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer lý giải hỗn loạn trên đường băng đã dẫn đến thất bại về sơ tán này.

“Chúng tôi phải đối mặt với tình huống phức tạp, nguy hiểm và hỗn loạn tại sân bay. Chúng tôi không có nhiều thời gian do vậy chỉ tiếp nhận những người có mặt ở đó”, bà Kramp-Karrenbauer nói.

Trong khi đó, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết, chỉ có 7 người được giải cứu bởi chiếc A400M phải rời đi nhanh chóng và nhiều công dân Đức đã không thể đến sân bay do không có sự bảo vệ của quân nhân Đức.

Dự kiến có 600 quân nhân Đức tham gia vào chiến dịch sơ tán và Berlin hy vọng có thể đưa thêm nhiều người rời Afghanistan trong thời gian tới.

Đức là quốc gia có lực lượng quân đội lớn thứ hai ở Afghanistan sau Mỹ. Berlin muốn đưa hàng nghìn công dân cũng như các nhà hoạt động nhân quyền, luật sư và những người từng làm việc với lực lượng nước ngoài rời Afghanistan bằng đường hàng không. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên kế hoạch sơ tán tới 10.000 người từ Afghanistan.

Dược sĩ ở Mỹ đối mặt 120 năm tù vì bán giấy chứng nhận tiêm vắc-xin Covid-19 giả

Dược sĩ ở Mỹ đối mặt 120 năm tù vì bán giấy chứng nhận tiêm vắc-xin Covid-19 giả

Cơ quan thực thi pháp luật Mỹ mới đây bắt giữ một dược sĩ đã bán hơn 100 giấy chứng nhận tiêm vắc-xin Covid-19 giả.

Thanh Bình (lược dịch)

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !