Sau khi Nord Stream 2 ra mắt, Đức sẽ làm gì với Ba Lan?
Ngay cả khi được “bật đèn xanh” để hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2), Đức cũng không có ý định đứng về phía Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Nhận định trên của chính trị gia người Ba Lan Jozef Ozel chia sẻ với kênh truyền hình TVP Info. Đồng thời, theo chính trị gia này, Berlin hiểu rằng ngày nay Washington quá yếu nên sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ngay cả với Đức. Và ông Ozel tin rằng về vấn đề này, Ba Lan sẽ phải đối mặt với những thời điểm khó khăn.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từ chối áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2 và qua đó “bật đèn xanh” cho việc hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối Nga và Đức đi qua Ba Lan cũng như các nước Baltic.
Đức và Mỹ cuối cùng đã đạt được bước đột phá về Nord Stream 2. (Ảnh: Reuters) |
Trên trang Twitter cá nhân, chính trị gia Ba Lan Jozef Ozel đã đánh đồng tình hình này với cái gọi là “buổi hòa nhạc của các cường quốc”, trong đó Mỹ thay mặt Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đàm phán mà không có bất kỳ thỏa thuận hoặc tham vấn sơ bộ nào và Đức thay mặt Liên minh châu Âu (EU). Kết quả là, Nga nhận thấy mình đóng vai trò của một “đối tác thụ hưởng”.
“Chính phủ Mỹ đã thông qua việc chuyển ít nhất 3 tỉ euro mỗi năm cho Nga từ túi của các cư dân EU để đổi lấy khí đốt, sau đó sẽ được sử dụng làm vũ khí chính trị. Đây là mối liên hệ giữa những người trong cuộc. Hơn nữa, nó không có tác dụng gì đối với Mỹ về mối quan hệ đối địch với Trung Quốc như hiện nay”, chính trị gia người Ba Lan phàn nàn.
Cũng theo ông Ozel, khi Mỹ công nhận Đức là “nhà lãnh đạo phương Tây thứ hai”, mặc dù 3 năm trước bà Merkel nói rằng sự tin tưởng của bà đối với Mỹ đã mất và kể từ đó Đức theo đuổi một nền địa chính trị độc lập. Bà Merkel chỉ theo đuổi lợi ích của Đức và hợp tác với Nga, điều này đi ngược lại với lợi ích của phương Tây. Kể từ đó, bà Merkel đã theo đuổi “chính sách độc lập của Đức trong một thế giới hậu Mỹ”.
“Hầu như không ai nhận thấy điều này. Khó ai có thể thừa nhận rằng thỏa thuận giữa Merkel-Biden là một thành công hoàn toàn của Đức, đồng thời cũng là một thất bại hoàn toàn của Mỹ. Khi bà Merkel không bỏ ra một xu nào. Ông Biden cuối cùng chẳng đạt được gì”, ông Ozel nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Ozel cho biết, bà Merkel đã không đứng về phía Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc và điều này sẽ không xảy ra trong tương lai. Bà ấy nhận thức rõ thực tế rằng Mỹ quá yếu và thậm chí không thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với Đức.
Trong khi đó, ông Ozel cho rằng, thời điểm khó khăn cũng đang đến với Ba Lan. Warsaw hoặc sẽ mất chủ quyền hoặc bản sắc của mình. Chính trị gia người Ba Lan cảnh báo: “Nếu chúng tôi không nhượng bộ, Đức sẽ kiên nhẫn và nhất quán tiếp tục loại chúng tôi khỏi EU”.
Các biện pháp trừng phạt sẽ không ngăn cản được Nord Stream 2. (Ảnh: RIA) |
Nga chiến thắng với Nord Stream 2?
Mới đây, nhà báo của ấn bản Newsweek của Mỹ, ông Josh Hammer, đã giải thích lý do tại sao Mỹ phải chịu thất bại lớn trong vấn đề Nord Stream 2 và Nga được trao chiến thắng.
Nhà báo Hammer nhận định, cựu Tổng thống Donald Trump trên thực tế đã theo đuổi chính sách “cứng rắn” đối với Nga, mặc dù ông ấy liên tục bị cáo buộc “thông đồng” với Moscow. Ông Trump luôn phản đối đường ống dẫn khí đốt của Nga đến Đức và áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh nhằm ngăn chặn dự án.
Tuy nhiên, hiện chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt việc xây dựng Nord Stream 2. “Không nghi ngờ gì nữa, bà Merkel hài lòng với kết quả này và không có người nào hạnh phúc hơn Tổng thống Putin”, nhà báo Hammer nói.
Theo ông Hammer, một sự thay đổi căn bản trong quan điểm của Washington về Nord Stream 2 sẽ cho phép Nga vắt kiệt xuất khẩu khí đốt tự nhiên ngày càng tăng từ Mỹ và đưa châu Âu vào tình trạng phụ thuộc năng lượng vào Moscow.
Ông Hammer tin rằng, Tổng thống Mỹ đã ký một thỏa thuận với Đức về Nord Stream 2 để xoa dịu bà Merkel và mang lại cho Berlin một “chiến thắng địa chính trị lớn”.
Trước đó, Mỹ công bố một thỏa thuận với chính phủ Đức để chấm dứt tranh chấp về đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2. Mỹ và một số nước châu Âu cho rằng dự án này sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga về năng lượng. Nhưng Washington đã bất ngờ thay đổi quyết định.
Tổng thống Joe Biden đã từ bỏ việc ngăn chặn dự án, tin rằng đã quá muộn và tốt hơn là đặt cược vào liên minh với Đức. Washington mong muốn sự hợp tác của Berlin trong các trường hợp khác, đặc biệt là khi đối mặt với Trung Quốc. Thỏa thuận Mỹ-Đức cũng cam kết cho phép gia hạn các biện pháp đảm bảo việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine.
Tương lai nào cho Afghanistan khi cuộc đua ‘lấp chỗ trống’ được khởi động?
Sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, nhiều nước đã “rục rịch” can dự vào nước này, làm Kabul đối mặt với những nguy cơ ngày càng nghiêm trọng.
Thanh Bình (lược dịch)