Quá nhiều người ám ảnh hậu Covid-19
Khi mắc một bệnh gì cấp tính sau khi khỏi bệnh vẫn có các triệu chứng do cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn chứ không phải riêng Covid-19 mới có hậu Covid.
Những ngày qua, ở bất cứ đâu người ta cũng nghe tới hậu Covid-19. Chị Nguyễn Đặng Mai T. 34 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết sau khi âm tính với Covid-19 được 2 tuần chị vẫn ho nên đã nhanh chóng đi kiểm tra sức khoẻ hậu Covid-19.
Khi chụp Xquang phổi không có tổn thương gì, các chỉ số xét nghiệm hoàn toàn bình thường. Hiện tượng ho do viêm phế quản nên bác sĩ kê thuốc kháng sinh, thuốc ho, long đờm… các vitamin nhưng uống không có hiệu quả.
Mỗi lần ho, cả nhà chị Mai T. lại giục chị phải đi kiểm tra hậu Covid-19 vì ho như vậy chắc chắn phổi tổn thương. Chị T. băn khoăn vì có quá nhiều gói kiểm tra sức khoẻ hậu Covid-19 không rõ như thế nào.
Trường hợp của gia đình chị Quách Thu H. 40 tuổi, Vĩnh Hưng, Hà Nội cũng tương tự. Khi có 1 thành viên trong nhà là F0, cả nhà đều lo lắng và ai cũng lo không phải triệu chứng Covid-19 mà lo hậu Covid-19. Chị H. nhanh chóng mua cả chục triệu đủ các loại thuốc từ thuốc trị Covid-19 tới thuốc bổ uống để tránh hậu Covid-19.
Khi đã khỏi được 1 tuần, các triệu chứng đi kèm như hụt hơi, ho của thành viên đều được chị H. theo dõi và lại ướm với các triệu chứng hậu Covid-19 chị đọc trên mạng. Cả nhà lúc nào cũng lo hậu Covid-19 và theo dõi nếu qua 3, 4 tuần vẫn có hiện tượng ho, hụt hơi sẽ đi kiểm tra hậu Covid-19.
Nhiều người ám ảnh hậu Covid-19 nên đi kiểm tra sức khoẻ. |
Mỗi lần ho, chị H. lại mua đủ các loại bổ phế, thuốc bổ phổi xách tay của Nga, của Mỹ với hi vọng phổi được bảo vệ.
Nhiễm chủng 'Omicron tàng hình' uống nhiều nước dừa bị đau bụng, mệt hơn?
Thông tin nhiễm chủng Omicron tàng hình ăn nhiều cam, bưởi, nước dừa sẽ bị đau bụng và mệt khiến nhiều F0 đang điều trị tại nhà hoang mang…
Theo BS Trương Hoàng Hưng – cựu bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP.HCM, giảng viên lâm sàng Đại học Công nghệ Texas, Hoa Kỳ, hậu Covid-19 không phải là thứ mới lạ gì, bất kỳ bệnh gì cũng có cái hậu – giai đoạn sau của bệnh. Ngay cả cúm thông thường sau khi khỏi bệnh cũng có người phải mất 1,2 tháng ho kéo dài hoặc mệt mỏi.
Trẻ nhỏ nếu nhiễm bệnh viêm hô hấp cũng có thể ho, khò khè kéo dài sau đó, người bị các bệnh cấp tính giai đoạn sau khi khỏi thì các triệu chứng vẫn đi kèm thậm chí với bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì hậu của nó để lại kéo dài vài tháng thậm chí vài năm hoặc không bao giờ phục hồi được như ban đầu. Vì vậy, mọi người không nên quá lo lắng hậu Covid-19.
Theo BS Hưng, hậu Covid-19 xảy ra trên từng người, các nghiên cứu cho nhiều số liệu khác nhau, từ 15-40%, tuy nhiên đa số vào khoảng 25%.
Thường gặp nhất là các triệu chứng đường hô hấp. Điều này do virus SARS-CoV-2 tấn công phổi nên người bệnh cần thời gian phục hồi phổi. Người lớn hoặc trẻ lớn có thể bị ho hoặc mất mùi kéo dài.
Tuy nhiên, BS Hưng cũng cảnh báo tình trạng hậu Covid-19 giả hiệu. Ví dụ người bệnh sau khi khỏi Covid-19 có thể ho kéo dài 2-3 tuần sau. Đây không phải là di chứng hậu Covid-19 mà tình trạng này do đàm nhớt nhiều ở đường hô hấp hay dị ứng.
Các triệu chứng chứng hậu Covid-19 sẽ dần dần hồi phục với thời gian. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi hay yếu hơn thì nên luyện tập, ăn uống điều độ, tập thể dục vừa sức, sống lạc quan sẽ phục hồi nhanh hơn. Nếu người bệnh bị tổn thương ở phổi có thể lựa chọn các bài tập thở phế dung ký, tập thể dục dần dần để nâng cao thể lực.
BS Hưng lo ngại nhất đó là những người lợi dụng hậu Covid để bán thuốc tăng đề kháng, thực phẩm chức năng khiến người bệnh tốn tiền mà không cải thiện được nhiều và cũng không thể tránh được hậu Covid-19.
BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm, TP.HCM cũng cho biết hàng ngày hầu như ông nhận được cả trăm tin nhắn, cuộc điện thoại chỉ hỏi về hậu Covid-19. BS Khanh cho rằng người dân đang quá ám ảnh hậu Covid-19.
Thực tế, hậu Covid-19 ở Delta trước đây có, nhưng chủ yếu vẫn là do yếu tố tâm lý, và thường không cần "chữa" mà chỉ là tập luyện. Còn những trường hợp bệnh nhân cần giải quyết các di chứng, cần phục hồi chức năng là những bệnh nhân nặng trong thời kỳ đầu vắc-xin chưa bao phủ, những người phải nằm hồi sức dài ngày.
So với biến chủng Delta, biến chủng Omicron thì hậu Covid-19 hầu như không còn. Theo các nghiên cứu đã được công bố, là chỉ tấn công đường hô hấp trên, chứ không đi xuống đường hô hấp dưới. Một số ít bị tấn công xuống đường hô hấp dưới là do bội nhiễm.
Khi đó, người bệnh bị tấn công phổi có thể do siêu vi khác không hẳn do virus SARS-CoV-2 ban đầu. Để hạn chế bội nhiễm chỉ cần bạn thực hiện môi trường sạch sẽ, nên đeo khẩu trang khi vào khu vực nhà vệ sinh, trong thời gian khỏi Covid-19 vẫn duy trì khẩu trang bảo vệ sức khoẻ - BS Khanh cho biết.
Khánh Chi
Omicron siêu lây nhiễm, hàng trăm nghìn ca mắc mỗi ngày vẫn khó đạt miễn dịch cộng đồng?
Với con số hàng trăm nghìn ca mắc mới Covid-19 được ghi nhận mỗi ngày, biến chủng Omicron siêu lây nhiễm đã tạo ra làn sóng Covid-19 mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn phải đảm bảo phòng chống dịch.
'Omicron tàng hình' chiếm tới 87% mẫu ở Hà Nội, người dân cần lưu ý gì?
Người dân cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K, trang bị kiến thức khi nhiễm Covid-19 và điều trị tại nhà, nhận biết các dấu hiệu khi chuyển nặng…
Nhiễm Omicron rồi có tái nhiễm biến chủng tàng hình không?
Hiện biến chủng Omicron tàng hình đang chiếm đa số trong các ca mắc Covid-19 ở TP.HCM và Hà Nội. Vậy, nhiễm Omicron rồi có tái nhiễm biến chủng tàng hình không?