Nhiễm Omicron rồi có tái nhiễm biến chủng tàng hình không?
Hiện biến chủng Omicron tàng hình đang chiếm đa số trong các ca mắc Covid-19 ở TP.HCM và Hà Nội. Vậy, nhiễm Omicron rồi có tái nhiễm biến chủng tàng hình không?
BA.2, dòng phụ của Omicron, đang lây lan nhanh và chiếm ưu thế ở nhiều quốc gia. Tại Mỹ, biến chủng này được phát hiện ở tất cả bang, tỷ lệ chiếm khoảng 8-10%.
Theo BS Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng, BA.2 được cho là có khả năng lây truyền cao hơn 30-50% so với chủng Omicron gốc BA.1. Nó được gọi là biến chủng Omicron tàng hình bởi nó thiếu một thay đổi di truyền cụ thể vốn cho phép các xét nghiệm rRT-PCR có những chỉ dấu ban đầu.
Theo BS Hoàng, hiện tại, các số liệu sơ bộ từ lấy mẫu ngẫu nhiên cho thấy, Omicron đang chiếm ưu thế so với Delta trong các ca nhiễm mới tại Hà Nội và TP.HCM.
Bà mẹ trẻ 'nhồi' các loại thuốc tăng sức đề kháng cho cả nhà phòng Covid-19
Vừa biết chồng trở thành F0, bà mẹ trẻ bắt đầu chiến dịch 'nhồi' các loại thuốc như vitamin C, tăng sức đề kháng, vitamin tổng hợp... cho cả nhà.
BS Hoàng cho biết nếu đã nhiễm Delta thì có thể vẫn nhiễm Omicron. Nếu đã nhiễm Omicron BA.1 thì vẫn có thể nhiễm Omicron BA.2 như thường. Nếu nhiễm Omicron BA.2 thì trong vòng 2 tháng khó nhiễm Delta hoặc Omicron. Nhìn chung, khi tái nhiễm thì các triệu chứng ghi nhận nhẹ hơn, nhưng nguy cơ trở nặng thì chưa rõ.
Theo BS Hoàng hiện test nhanh kháng nguyên và PCR vẫn bắt được Omicron như thường, nhưng có thể độ nhạy kém hơn. Omicron đột biến chủ yếu ở gai (gen S) trong khi các test nhanh kháng nguyên và PCR không tìm gen S (mà tìm các gen khác).
Ảnh minh hoạ. |
Theo ghi nhận của BS Hoàng khi tư vấn cho hàng nghìn ca F0, các ca nhiễm mới ít bị mất khứu giác, vị giác hơn trước đây, trong khi lại đau họng, sưng họng, khàn tiếng nhiều hơn.
Làm sao biết nhiễm Delta hay Omicron, BA.1 hay BA.2 phải giải trình tự gien, PCR không phân biệt được nhưng về mặt cá nhân bệnh nhân thì việc nhận biết mình mắc biến chủng nào cũng không giải quyết được gì vì vẫn điều trị theo triệu chứng.
BS Hoàng cho biết dù Omicron hay Delta thì cũng không nên chủ quan và cũng không nên sợ hãi. Khi xét nghiệm dương tính nên bình tĩnh, tự tin, không uống thuốc vô tội vạ, nên theo các hướng dẫn chính thống từ Bộ Y tế, Sở Y tế.
Đối với các thuốc kháng virus Molnupiravir hoặc Favipiravir có tác dụng với cả Omicron lẫn Delta nhưng không có tác dụng phòng lây nhiễm. Người bệnh không cần tích trữ thuốc kháng virus. Chỉ sử dụng khi chắc chắn nhiễm SARS-CoV2, và nên dùng sớm nếu có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ chuyển nặng. Đọc thật kỹ các khuyến cáo về chống chỉ định và thận trọng khi dùng.
Tại Việt Nam, chỉ trong vòng 24h từ ngày 8/3 đến 9/3 cả nước ghi nhận thêm 164.596 ca nhiễm mới. Số ca nhiễm ở Hà Nội giảm nhẹ với 31.365 ca, trong khi TP.HCM 2.463 ca, tăng 963 ca so với hôm qua. Có thêm 65.872 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 141.797 ca/ngày.
Cùng với ca nhiễm tăng, ca tử vong cũng tăng theo. Cụ thể, ngày 9/3 có 102 ca, trong khi đó những ngày trước chỉ dao động dưới 90 ca. Nhưng số ca bệnh nặng trong ngày đã giảm hơn 380 ca so với ngày trước (ngày 9/3 là 3.878 ca, ngày 8/3 là 4.258 ca).
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, cho biết Omicron và các đột biến của nó có thể gây lo ngại vì tốc độ lây lan quá nhanh. Biến chủng Omicron có 36 đột biến trong protein gai điều này làm cho virus xâm nhập vào tế bào người dẫn đến tốc độ lây lan nhanh gấp hàng trăm lần so với biến chủng cũ.
Với biến chủng này tốc độ lây nhiễm cao khiến số ca mắc tăng vọt. Khi số ca mắc tăng vọt sẽ ảnh hưởng tới hệ thống cơ sở điều trị bệnh nhân vì nhiều bệnh nhân mắc bệnh khác khác sẽ không có chỗ để điều trị bệnh. Vì vậy, PGS Phu khuyến cáo cộng đồng vẫn luôn tuân thủ 5K, không chủ quan lây nhiễm vì nhiều người còn bị ảnh hưởng sau nhiễm Covid-19.
Ngoài ra, hiện tỷ lệ tiêm chủng đã đạt con số khá cao nhưng vắc xin chỉ giúp chúng ta giảm nguy cơ trở nặng vì vậy dù bạn tiêm đủ vắc xin vẫn rất thận trọng. Với người chưa tiêm các gia đình nên vận động người thân tiêm vắc xin.
Phương Thúy
Test Covid-19 cho trẻ lấy dịch mũi hay nước bọt để có kết quả chuẩn?
Nhiều người cho rằng test nước bọt không chính xác và lấy dịch ở tị hầu mới có kết quả chuẩn. Thực hư thông tin này ra sao, test Covid-19 cho trẻ lấy dịch mũi hay nước bọt?
Khỏi Covid-19 vẫn ho như cuốc kêu, bác sĩ chỉ cách xử lý
Nhiều bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh, âm tính một hoặc nhiều tuần nhưng tình trạng ho vẫn không dứt.
Nhà thuốc tự kê Molnupiravir, 4 điều kiện để F0 mua được thuốc kháng virus
Để mua được thuốc điều trị kháng virus Molnupiravir thì người bệnh phải có giấy tờ chứng minh mình là người F0, nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện này nhà thuốc sẽ không bán.