Nhiễm chủng 'Omicron tàng hình' uống nhiều nước dừa bị đau bụng, mệt hơn?

Thông tin nhiễm chủng Omicron tàng hình ăn nhiều cam, bưởi, nước dừa sẽ bị đau bụng và mệt khiến nhiều F0 đang điều trị tại nhà hoang mang…

Trên các diễn đàn được chia sẻ nhiều cách chăm sóc F0 tại nhà trong đó nước dừa, nước cam, nước gừng mật ong là những đồ uống được nhiều người truyền nhau sử dụng.

Thậm chí, không ít nhà đã mua sẵn cả chùm dừa để dự phòng. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng người bị Covid-19 thì không nên uống nước dừa lạnh. Thay vào đó, chỉ nên uống nước cam.

Chị Nga (Nam Từ Liêm) kể, ngay khi biết tin chị bị F0, mẹ chị đã vội vàng chở sang cho chị chùm dừa 20 quả. Vốn cũng không thích nước dừa nhưng nghe mọi người nói uống tốt, nhanh bình phục nên chị cũng cố uống.

“Uống hết một quả (khoảng 300ml nước) tôi bắt đầu cảm thấy lạnh người. Tối đó, người sốt  rét, run bần bật đắp đến 2 chăn bông mà vẫn cảm thấy rét. Sau hôm đó, tôi không dám uống nữa”, chị Nga cho hay.

Không chỉ chị Nga, mạng xã hội cũng xuất hiện một dòng trạng thái được cho là của một bác sĩ cho rằng “nhiễm chủng Omicron tàng hình mà cứ ăn nhiều cam, bưởi, nước dừa, uống vitamin C xem có gặp tào tháo đuổi và cực mệt không?” khiến nhiều F0 đang điều trị tại nhà hoang mang không biết phải điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào cho phù hợp?.

'Omicron tàng hình' chiếm tới 87% mẫu ở Hà Nội, người dân cần lưu ý gì?

'Omicron tàng hình' chiếm tới 87% mẫu ở Hà Nội, người dân cần lưu ý gì?

Người dân cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K, trang bị kiến thức khi nhiễm Covid-19 và điều trị tại nhà, nhận biết các dấu hiệu khi chuyển nặng…

Bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này với phóng viên, TS. Bùi Lê Minh, trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT - ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng quan điểm ăn nhiều cam, uống nhiều nước dừa, uống vitaminh C gây đau bụng… là không đúng.

“Chẳng có mối liên hệ gì, chẳng qua nhiều người bị vấn đề tiêu hóa và hầu như ai cũng uống vitamin C mà thôi”, TS Lê Minh cho hay.

{keywords}
Chia sẻ trên MXH của một người được cho là bác sĩ khiến nhiều F0 đang điều trị tại nhà không khỏi hoang mang 

Đồng quan điểm này, BS Lê Xuân Thắng, nguyên bác sĩ Khoa Nội tiêu hoá Bệnh viện Quân y 103, quản trị viên nhóm bác sĩ Quân y hỗ trợ F0 ở Hà Nội cũng nhấn mạnh “2 vấn đề không có gì liên quan đến nhau”.

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Người nhiễm Covid-19 cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng và nước là vô cùng quan trọng với người mắc Covid-19. Người bệnh cần uống nước ấm nhiều lần trong ngày, ngày uống tối thiểu 2 lít nước. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả.

Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê… Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải. Và uống nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam lưu ý mặc dù nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Theo đó, có thể uống khoảng 300-500ml mỗi ngày (1-2 quả). Lý giải điều này, TS Phùng Tuấn Giang cho hay, theo y học cổ truyền nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát nếu uống cho thêm vài lát gừng, và đường phèn đun lên để giảm tính hàn lương.

Ngoài ra, không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:

Người bị Covid-19 biểu hiện lạnh nhiều, mệt mỏi, đờm loãng nhiều, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…;

Người bị Covid-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân lạnh, hạ huyết áp…;

Người bị Covid-19 biểu hiện tiêu hóa kém, đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi;

Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…;

Người bị suy thận hoặc bị rối loạn điện giải.

N. Huyền  

Omicron siêu lây nhiễm, hàng trăm nghìn ca mắc mỗi ngày vẫn khó đạt miễn dịch cộng đồng?

Omicron siêu lây nhiễm, hàng trăm nghìn ca mắc mỗi ngày vẫn khó đạt miễn dịch cộng đồng?

Với con số hàng trăm nghìn ca mắc mới Covid-19 được ghi nhận mỗi ngày, biến chủng Omicron siêu lây nhiễm đã tạo ra làn sóng Covid-19 mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn phải đảm bảo phòng chống dịch.

Biến thể Omicron tàng hình: Thời gian âm tính lâu, né được test nhanh?

Biến thể Omicron tàng hình: Thời gian âm tính lâu, né được test nhanh?

Theo các chuyên gia, gọi là biến thể Omicron 'tàng hình' nhưng trên các nghiên cứu không phải là 'tàng hình' thực sự với các loại xét nghiệm.

Vì sao nhiều đàn ông F1 bền vững, Omicron 'thích' phụ nữ hơn?

Vì sao nhiều đàn ông F1 bền vững, Omicron 'thích' phụ nữ hơn?

Nhiều gia đình hầu hết cả nhà mắc Covid-19 nhưng “sót” một số mày râu vẫn F1 bền vững, không bị nhiễm Covid-19.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !